Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Ngày Trái Đất 2020: Hành động vì khí hậu cũng cấp bách không kém chống Covid-19

Bồi hồi tháng tư

Cách đây 2 năm, tháng 10/2018, báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc, đã khiến nhân loại choáng váng: Trái đất đã nóng lên 1 độ C và thế giới đang đi chệch hướng đến mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ ở 1,5 độ C. 

Một nghiên cứu từ 35 tổ chức toàn cầu được công bố cuối năm ngoái có thể khiến tất cả những ai có lương tri cũng phải giật mình: Nếu lượng phát thải nhà kính tiếp tục với tốc độ như hiện nay thì trẻ sơ sinh sẽ phải đối mặt với một thế giới ấm hơn 4 độ C vào năm 71 tuổi, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, sốt xuất huyết và bệnh liên quan đến tim, phổi.

Dù vậy, cho tới nay, sau bao động thái, bao lời kêu gọi, nhiệt độ Trái đất vẫn không ngừng nóng lên. Tốc độ biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn 20 – 50 lần so với bất kỳ giai đoạn biến đổi khí hậu nào trong lịch sử Trái Đất. Lượng khí thải làm nhiệt độ toàn cầu nóng lên đã tăng trung bình 1,5%/năm trong thập niên qua, lên tới mức kỷ lục 55,3 tỉ tấn CO2, hay tương đương với lượng khí thải vào năm 2018.

Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen cảnh báo: "Chúng ta đang thất bại trong nỗ lực hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nếu không hành động khẩn cấp và giảm mạnh lượng khí thải toàn cầu, chúng ta đang bỏ lỡ mục tiêu hạn chế nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức 1,5 độ C". 

Ngày Trái Đất 22/4 được Liên Hợp Quốc công nhận từ năm 2009, trở thành sự kiện thường niên được cả thế giới tổ chức, nhìn nhận về giá trị môi trường tự nhiên của Trái đất, kêu gọi sự tham gia tích cực của mỗi người để chung tay bảo vệ hành tinh. Năm 2016, LHQ đã chọn Ngày Trái đất là ngày để Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực.

Tuy nhiên, cho đến nay,  bảo vệ hành tinh, giải quyết những thách thức từ biến đổi khí hậu vẫn là hành trình cần thêm rất nhiều sự nỗ lực của toàn thể nhân lọai. "Các nước cần phải nỗ lực gấp 5 lần để giảm lượng khí thải nhằm hạn chế nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C. "- LHQ lưu ý.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres cũng lên tiếng cảnh báo, đại dịch COVID-19 như cơn sóng thần ập đến đe dọa toàn nhân loại, song thế giới cũng đang phải đối mặt với một vấn đề khẩn cấp không kém phần khủng khiếp khác là cuộc khủng hoảng môi trường đang ngày càng bộc lộ rõ, tính đa dạng sinh học giảm mạnh và biến đổi khí hậu đang tiến tới mức độ báo động chưa từng có. Đó là lý do, LHQ một lần nữa chọn vấn đề bảo vệ khí hậu là chủ đề của Ngày Trái đất năm nay. 

Ông Hay Hayes - Người đứng đầu tổ chức Ngày Trái đất đầu tiên vào năm 1970 và cũng là đồng Chủ tịch Hội đồng quản trị của sự kiện Ngày Trái đất cho biết, cần phải kêu gọi hành động ở tất cả các cấp chính quyền thực hiện những hành động sáng tạo, đổi mới để giải quyết vấn đề về khí hậu. “Thế giới cần bạn và những hành động của bạn” là thông điệp chính của Ngày Trái đất năm 2020 gửi đến toàn thế giới. 

Năm 2020 đánh dấu tròn 50 năm kể từ khi sự kiện Ngày Trái Đất lần đầu tiên được tổ chức, cũng là năm Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, được các nước ký kết 5 năm trước tại thủ đô nước Pháp, chính thức có hiệu lực.

Hà Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/ngay-trai-dat-2020-hanh-dong-vi-khi-hau-cung-cap-bach-khong-kem-chong-covid-19-post77372.html)

Tin cùng nội dung

  • Quá trình biến đổi khí hậu, suy thoái sinh thái và áp lực dân số đã góp phần làm cho các bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ động vật
  • Biến đổi khí hậu đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Trước thực trạng này Cục Quản lý môi trường y tế đã tổ chức hội thảo “Biến đổi khí hậu và sức khỏe môi trường trong thời kỳ hội nhập”. Và những con số khảo sát được công bố tại hội thảo thực sự đáng báo động.
  • Nghiên cứu mới mở ra gợi ý cho thấy rất có thể sự sống trên trái đất đã xuất hiện từ cách đây 4,1 tỷ năm.
  • Bàn tay tài tình của tạo hóa đã làm nên những khung cảnh đẹp đến ngỡ ngàng khiến nhiều người nghĩ đó là sản phẩm của công nghệ xử lý ảnh.
  • Quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiếu vốn... là các nguyên nhân khiến công tác chống ngập tại TP HCM chưa hiệu quả.
  • Rôm sảy gây bệnh chủ yếu ở trẻ em nhưng bệnh còn có thể xảy ra ở 1/3 người lớn sống trong vùng khí hậu nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người khi khí hậu nóng và ẩm.
  • Hiện nay số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng trên cả nước. Dù số mắc lẫn Tu vong giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại dịch bùng phát vào tháng 8.
  • Khi thời tiết bắt đầu vào khí hậu xuân hè, nấm móng bắt đầu có cơ hội phát triển. Nấm móng không gây nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ và việc điều trị thường phải kiên trì...
  • Khi những loại Thu*c kháng sinh đầu tiên được giới thiệu, chúng đã được chào đón như là “thần dược”, là phép lạ của y học hiện đại trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Đôi lúc nam giới không giỏi thể hiện cảm xúc của mình cũng như hiểu được tâm lý phức tạp của phụ nữ. Bạn đã nhận ra được những tín hiệu nào từ chàng?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY