Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nghỉ dịch Covid-19 kéo dài: Cẩn trọng với trầm cảm của trẻ

Dân trí TS Tâm lý Vũ Thị Thu Hương (Trường ĐHSP Hà Nội) cho rằng, phụ huynh quá lo lắng về dịch bệnh mà quên mất trẻ em dễ bị ảnh hưởng tâm lý vì kì nghỉ dịch Covid-19 kéo dài. Con nghỉ dài tránh dịch Covid-19, phụ huynh “quay cuồng” nghĩ cách quản con Làm thế nào để quản con trong kỳ nghỉ vì dịch Covid-19? “Sáng kiến” quản con dịp nghỉ phòng dịch virus Corona

Một số chuyên gia tâm lý cho rằng, trẻ nghỉ học vì dịch Covid-19 quá dài ngày dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, ngột ngạt.

Đó là tâm trạng đơn độc, buồn tẻ, thậm chí stress của trẻ khi không được gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với bạn như những ngày còn đi học. 

TS Tâm lý Vũ Thị Thu Hương (Trường ĐHSP Hà Nội) cho rằng, phụ huynh quá lo lắng về dịch bệnh mà quên mất trẻ em dễ bị ảnh hưởng tâm lý vì kì nghỉ dịch Covid-19 kéo dài. 

Cùng với đó, chuyên gia này cũng đưa ra một số dấu hiệu nhận biết về tâm lý, cảm xúc..., cũng như giải pháp cần thiết để áp dụng với trẻ trong thời gian nghỉ để phòng dịch. 

Với trẻ dưới 9 tuổi:

Trở nên quá hiếu động. Do kì nghỉ dài, các con tích trữ nhiều năng lượng mà không có môi trường để xả. Do vậy, khả năng các con bùng phát năng lượng, phá phách, nghịch ngợm là rất cao.

Chuyên gia này cho rằng: Cần giảm các đồ bồi bồ năng lượng như sữa, đường; Tăng cường thể thao trong nhà; Tìm cơ hội cho con ra ngoài trời, tới các khu vực vắng người để giải tỏa năng lượng.

Cảm thấy cô đơn, chán nản, biểu hiện là mút tay, mút môi, tự sờ cơ thể...

Ở tình huống này, theo TS Thu Hương: Bố mẹ tìm các việc phù hợp cho con làm, có thể hướng dẫn con làm việc nhà; Dành nhiều thời gian cho con; Chơi với con, đọc sách cùng con; Ôm con trước khi ngủ...

Phụ huynh cũng có thể tâm sự, nói chuyện với con thật nhiều. Chia sẻ với con nỗi lo lắng của mình và nhờ con cùng mình vượt qua khó khăn.

Dễ phát cáu, gây sự, hay khóc, ăn vạ

Trong kì nghỉ dài, nhiều trẻ em bị căng thẳng, nên dễ gây sự hoặc ăn vạ. Theo TS Vũ Thu Hương, ở tình huống này, phụ huynh có thể xử lý theo một số cách. Chẳng hạn, khi trẻ khóc, người nhà nên để con tự nín. Sau khi con ngừng khóc hoàn toàn chừng 15 phút, hãy nói chuyện, cư xử bình thường, tuyệt đối không nhắc lại vụ việc.Các ngày thường, bố mẹ nên chơi cùng con, giao tiếp, trao đổi, tránh mắng mỏ con.

Bố mẹ cố gắng tìm cơ hội cho con ra ngoài không gian để giải tỏa nhưng nên nhớ đó là những nơi thoáng đãng, không tụ tập đông người để tránh dịch bệnh Covid-19 lây lan.

Với trẻ trên 9 tuổi:

TS Vũ Thu Hương cho rằng, trẻ em tuổi teen thường dễ khủng hoảng hơn rất nhiều. "Việc nghỉ ở nhà quá lâu sẽ khiến các con dễ lao vào các việc bị cấm như: Chụp ảnh cơ thể. Tôi phát hiện ra rất nhiều hình ảnh trên Instagram, thử hút bóng cười, Thu*c lá điện tử, thử ngủ cùng nhau, đọc truyện cấm, xem phim đen... Các bạn còn có thể rủ nhau đi chơi xa, rủ nhau bơi lội, rủ nhau bỏ nhà đi; Có thể sẽ gây gổ đánh nhau, nghiện game; Tự rạch tay mình, la hét ầm ĩ ko kiểm soát được, hoặc thử Tu tu", TS Thu Hương cho hay...

Trường hợp này, TS Vũ Thu Hương cho rằng, gia đình cần bố trí lại thời gian biểu. Yêu cầu các con sinh hoạt đúng giờ giấc hợp lý, không thức khuya, dậy muộn.

Đặc biệt, có thể biến các con thành các quản gia. Giao mọi việc từ phân công, quản lý gia đình để các tự tự xử lý.

Cho các con đọc thông tin và bàn luận về các vấn đề cuộc sống cùng bố mẹ. Thậm chí có thể “khích” các con vượt qua tính lười biếng để tự học tốt nhất, tìm kiếm thông tin qua sách báo tham khảo.

“Stress với trẻ là nguy cơ hiện hữu. Các bố mẹ không nên coi thường”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Đồng thời theo chị, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các con không thể đi nhiều khu vui chơi.

Tuy nhiên, bố mẹ có thể sắp xếp cuối tuần đưa con đến bãi sông Hồng chẳng hạn, hoặc một số nơi thoáng đãng để nghỉ ngơi, vui chơi.

Các con cần không gian thoải mái, an toàn, có thể giải tỏa trong mùa dịch Covid-19.

Hạnh Nguyên (ghi)

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nghi-dich-covid-19-keo-dai-can-trong-voi-tram-cam-cua-tre-20200318224026309.htm)

Tin cùng nội dung

  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Có đến 15% người trưởng thành bị trầm cảm. Dấu hiệu bệnh đôi khi rất thông thường nên mọi người dễ dàng bỏ qua.
  • Các nhà khoa học Hà Lan vừa cho biết một trong những phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi là dùng ánh sáng trị liệu.
  • Không chỉ người già bị bệnh trầm cảm mà ngày càng nhiều học sinh, sinh viên cũng mắc bệnh này. 7 cách sau sẽ giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY