Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nghiên cứu: Các loại vaccine COVID-19 bảo vệ con người trong bao lâu?

Vaccine COVID-19 có hiệu quả ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng và Tu vong khi không may mắc bệnh. Nhưng các loại vaccine COVID-19 bảo vệ bạn trong bao lâu?

Một nghiên cứu mới từ Đại học Oxford đã cố gắng trả lời câu hỏi này.

Nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức xét nghiệm COVID-19 cho 700.000 tham gia. Quá trình phân tích diễn ra trước và sau khi biến thể Delta "hoành hành" nên các nhà nghiên cứu có thể đánh giá hiệu quả của các mũi tiêm chống lại virus SARS-CoV-2 và cả biến chủng của nó.

Loại vaccine nào có hiệu quả lâu dài nhất?

Theo kết quả nghiên cứu, khi so sánh với tiêm chủng astrazeneca, tiêm 2 liều vaccine pfizer ban đầu có vẻ có hiệu quả cao hơn đối với biến thể delta. nhưng nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy hiệu quả của nó giảm nhanh hơn.

Cụ thể, một tháng sau khi tiêm liều vaccine pfizer thứ 2, hiệu quả chống lại covid-19 cao hơn 90% so với không tiêm. sau 2 tháng, hiệu quả này giảm xuống còn 85% và sau 3 tháng còn 78%.

Đối với vaccine AstraZeneca, các mức độ hiệu quả này lần lượt là 67%, 65% và 61%. Như vậy, theo các nhà khoa học, sau 4-5 tháng, vaccine này vẫn có khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta gần như ban đầu.

Một liều vaccine Moderna có hiệu quả tương tự hoặc cao hơn đối với biến thể Delta như các loại vaccine khác. Các nhà khoa học của Đại học Oxford chưa có dữ liệu về tác dụng khi tiêm đủ 2 liều vaccine Moderna.

Bởi vì thời gian tiêm chủng được triển khai vào tháng 12/2020 nên các nhà nghiên cứu cho biết họ cần thêm thời gian hoạt động của các mũi tiêm thì mới có thể đưa ra các thông tin khác nữa.

Theo tiến sĩ koen pouwels, nhà nghiên cứu cấp cao tại khoa y tế dân số nuffield của đại học oxford, mặc dù hiệu quả bảo vệ có thể suy giảm đối với vaccine pfizer nhưng điều quan trọng cần lưu ý là hiệu quả tổng thể của các loại vaccine vẫn rất cao.

Nhận xét về nghiên cứu này, Tiến sĩ Alexander Edwards, phó giáo sư về Công nghệ Y sinh tại Đại học Reading, đồng ý rằng: "Nhìn chung, nghiên cứu này là tuyệt vời vì nó cho thấy rằng mặc dù những người được tiêm phòng vẫn có nguy cơ lây nhiễm biến chủng Delta cao hơn so với chủng cũ nhưng vaccine vẫn có hiệu quả bảo vệ đáng kể. Có những khác biệt nhỏ - giữa các loại vaccine khác nhau và một số thay đổi theo thời gian - nhưng chúng đều hoạt động hiệu quả".

Phải tiêm bao nhiêu liều vaccine thì có thể chống lại được biến thể Delta?

Phát hiện chính của nghiên cứu là các mũi tiêm có tác dụng chống lại biến thể Delta hiệu quả. Mặc dù tác dụng của vaccine với biến thể Delta thấp hơn so với biến thể Alpha, nhưng người tiêm 2 liều vaccine có khả năng bảo vệ 70-80%. Tiêm 1 liều vaccine có thể ngăn ngừa nửa số ca bệnh.

Bộ Y tế Công cộng Anh cho hay, tiêm 2 liều Pfizer hoặc AstraZeneca giúp bảo vệ hơn 90% đối với nguy cơ nhập viện vì biến thể Delta.

Kết quả nghiên cứu của Oxford cũng cho thấy những người trẻ hơn (18-34 tuổi) được bảo vệ nhờ tiêm chủng cao hơn so với nhóm lớn tuổi (35 đến 64 tuổi).

Tuy nhiên, những người được tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm Delta với nồng độ virus tương tự như những người chưa được tiêm chủng. Điều này cho thấy các bệnh nhân đó có thể sẽ truyền bệnh cho người khác.

Các phát hiện của Oxford phù hợp với phân tích của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và được đưa ra khi chính phủ Hoa Kỳ vạch ra kế hoạch thực hiện mũi tiêm tăng cường chống lại COVID-19 vào tháng tới trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể Delta ở quốc gia này đang gia tăng.

Israel đã bắt đầu sử dụng liều Pfizer thứ ba vào tháng trước để đối phó với sự gia tăng các ca bệnh tại địa phương do biến chủng Delta gây ra. Một số quốc gia châu Âu cũng dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp Thu*c tăng cường cho người già và những người có hệ miễn dịch kém.

Theo Thesun, Reuters, Indianexpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nghien-cuu-cac-loai-vaccine-covid-19-bao-ve-con-nguoi-trong-bao-lau-20210823110735015.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY