Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Malaysia mua 12,8 triệu liều vaccine Pfizer

Malaysia đã đạt được thỏa thuận mua 12,8 triệu liều vaccine Pfizer, trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đảm bảo nguồn cung vaccine.

Thủ tướng muhyiddin yassin hôm 27/11 cho biết malaysia sẽ ưu tiên tiêm vaccine cho "các nhóm có nguy cơ cao bao gồm nhân viên y tế tuyến đầu, người cao tuổi và những người mắc các bệnh nền như tim mạch và tiểu đường".

Pfizer sẽ cung cấp một triệu liều tiêm đầu tiên trong quý một năm 2021; 1,7 triệu, 5,8 triệu và 4,3 triệu liều trong các quý tiếp theo.

Vaccine dự kiến sẽ phân phối đến 6,4 triệu người Malaysia, tương đương 20% dân số. 10% dân số sẽ được tiêm chủng từ sản phẩm trong dự án Covax toàn cầu, do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ.

Malaysia dưới lệnh phong tỏa tại thời điểm tháng 3/2020. Ảnh: Reuters.

Vaccine Pfizer/BioNTech phải được bảo quản và vận chuyển ở nhiệt độ âm 70 độ C (-94F), mặc dù nó có thể giữ ở nhiệt độ tủ lạnh từ 5 đến 15 ngày trong hộp vận chuyển nhiệt. Điều kiện này khiến các nước châu Á phải dè dặt khi quyết định mua trong điều kiện phân phối sản phẩm dưới cái nóng nhiệt đới, đến những cộng đồng hải đảo xa xôi và thiếu tủ đông cực lạnh.

Malaysia, quốc gia sẽ phân phối vaccine miễn phí cho người dân, đã ghi nhận 1.109 ca covid-19 mới ngày 27/11.

Nước này đang có kế hoạch tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba một loại vaccine do viện khoa học y tế trung quốc phát triển. thử nghiệm sẽ có 3.000 người tham gia.

Thủ tướng muhyiddin cho biết vaccine pfizer vẫn cần sự chấp thuận của các cơ quan quản lý bao gồm cục quản lý thực phẩm và dược phẩm mỹ (fda) và bộ y tế malaysia trước khi được phân phối.

Đến nay vaccine của pfizer là sản phẩm đầu tiên thế giới hoàn tất thử nghiệm giai đoạn ba, hiệu quả 95%.

Reuters)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/malaysia-mua-12-8-trieu-lieu-vaccine-pfizer-4198725.html)

Tin cùng nội dung

  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Trở về nước sau khi làm gái B*n d*m, Phượng “làm mai” cho 4 phụ nữ khác sang Malaysia làm nhân viên quán bar, karaoke. Sang xứ người, 4 người này bị ép làm gái B*n d*m và không được trả lương.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY