Cây thuốc quanh ta hôm nay

Ngó sen - Thuốc cầm máu, tráng dương

Ngó sen là nguyên liệu quen thuộc trong các món gỏi và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngó sen có thể mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Ngó sen (ngẫu tiết - Nodus Nelumbinis) là mầm ngó sen, thường lấy phần thân củ to nằm trong bùn nước dưới đầm hồ. Ngó sen chứa tinh bột, asparagin, arginin, trigonellin, tyrosin, glucose; các vitamin: C, A, B, PP và một ít tanin. Theo Đông y, ngó sen vị ngọt chát, tính bình, vào kinh can tâm vị. Có tác dụng thu liễm cầm máu, tráng dương, an thần.

Dạng sống tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, lương huyết tán ứ. Trị các chứng nhiệt bệnh có sốt, kích ứng vật vã, khát nước, mất nước, thổ huyết, chảy máu cam, niệu huyết, tiện huyết, tiểu đục, tiểu giắt, tiểu buốt. Dạng chín tác dụng kiện tỳ khai vị, dưỡng huyết sinh tân, chỉ tả lỵ. Chữa chán ăn, ăn kém chậm tiêu huyết hư thiếu máu, da khô miệng họng khô khát nước. Hằng ngày dùng 10g - 250g ép lấy nước (dùng sống), nấu, xào, hầm.

Một số cách dùng ngó sen làm Thuốc:

Chữa chảy máu: ngó sen sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng sao mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Chữa đái ra máu do viêm nhiễm đường tiết niệu cấp: sinh địa 20g, hoạt thạch 16g; tiểu kế, mộc thông, ngó sen, bồ hoàng sao, đạm trúc diệp, sơn chi mỗi vị 12g; cam thảo sao 6g, đương quy 6g. Sắc uống.

Chữa sốt xuất huyết: lá sen, ngó sen (cỏ nhọ nồi), rau má mỗi vị 30g; bông mã đề 20g. Sắc uống, ngày 1 thang; nếu có xuất huyết thì tăng lá sen và ngó sen lên 40 - 50g.

Chữa rong huyết: quy bản nướng 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g; hoàng cầm, ngó sen, a giao, sơn chi, địa du mỗi vị 12g; địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa hư lao, trong đờm lẫn máu, kiêm cả hư nhiệt: dùng bài Tam tiên ẩm: tiên mao căn 120g, tiên tiểu kế 60g, tiên ngẫu tiết 120g. Sắc uống. Tác dụng mát huyết, cầm máu.

Món ăn Thuốc có ngó sen:

Nước ép ngó sen: nước ép ngó sen 60 - 100ml, uống 1 lần. Dùng cho người bị ngộ độc cua cá, viêm khí phế quản ho lẫn máu...

Nước ép ngó sen mía tươi: ngó sen tươi 100g, nước mía 50ml. Ngó sen ép lấy nước, trộn với nước mía; chia uống 2 lần trong ngày. Dùng khi bị cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng hoặc do khô hanh gây kích ứng, vật vã, sốt, khát nước.

Nước ép ngó sen gừng tươi: ngó sen tươi 30 - 50g, gừng tươi 5 - 8g, ép vắt lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày. Dùng khi bị nôn dai dẳng, khát nước.

Nước ép ngó sen sinh địa củ cải: ngó sen tươi, sinh địa tươi, củ cải tươi mỗi vị 50g ép lọc lấy nước; mỗi lần 1 chén 100ml uống với nước đường nóng. Dùng cho người đái dắt, đái buốt.

Ngó sen hầm: ngó sen tươi 150 - 200g hầm nhừ. Tác dụng bổ ngũ tạng, thực hạ tiêu.

Đậu xanh hầm ngó sen: ngó sen tươi 100g, đậu xanh 50g. Ngó sen rửa sạch, thái lát, đậu xanh xay vỡ; nấu chín kỹ ăn. Dùng tốt cho người đau mắt đỏ (viêm kết mạc mắt).

Ngó sen hầm đại táo: ngó sen 150g, đại táo 250g. Nấu nhừ, gạn lấy nước uống. Dùng cho người xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng do giảm tiểu cầu, ngoài ra còn có tác dụng khai vị trợ tiêu hoá.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ngo-sen-thuoc-cam-mau-trang-duong-n146144.html)

Chủ đề liên quan:

thuốc cầm máu tráng dương

Tin cùng nội dung

  • Trong bữa ăn thường ngày, có rất nhiều thức ăn giúp bổ thận. Chỉ cần chú ý sự phối kết hợp lý giữa các nguyên liệu, tức sẽ hấp thu được tinh hoa dinh dưỡng của các thức ăn, đạt được hiệu quả bổ thận tốt nhất.
  • Theo y học cổ truyền, cá trê vị cam, tính ôn, có tác dụng ích âm, khai vị, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu tiêu thũng, bổ huyết, tráng dương.
  • Cây cỏ mực quen thuộc này có nhiều công dụng quý: lương (mát) huyết, chỉ huyết (cầm máu), dùng chữa xuất huyết nội tạng, viêm gan mạn...
  • Ba kích còn gọi ba kích thiên, dây ruột gà. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích thiên.
  • Các bộ phận cây sầu riêng được dùng làm thức ăn và Thu*c chữa bệnh. Hạt sầu riêng được dùng như hạt mít, hạt điều. Ăn có tác dụng bổ tỳ, bổ thận. Sau đây là một số món ăn Thu*c bổ thận tráng dương từ sầu riêng:
  • Cho rằng mật cá trắm có tác dụng bổ dương, tăng cường S*nh l*, nhiều người không ngại mua về sử dụng, người không nuốt sống được thì pha với rượu để uống để rồi phải trả giá đắt.
  • Theo Đông y, thận vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu T*nh d*c, di mộng tinh, xương khớp đau mỏi, tai ù, mồ hôi trộm, lão suy...
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Bổ thận tráng dương là điều trị làm khỏe phần dương (khí, tinh) bằng dược hoặc thức ăn, thường phối hợp với bổ thận thành bổ thận tráng dương.
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY