Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ngủ nghiêng có thể phòng tránh bệnh mất trí

Theo thống kê hiện có 500 vạn người Mỹ mắc chứng mất trí (Alzheimer) - căn bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người già.

Ngủ tư thế nghiêng sẽ phòng tránh được bệnh giảm trí nhớ Alzheimer.

Tờ "daily mail" của anh đưa tin, khi chúng ta ngủ, não bộ sẽ loại bỏ tất cả mọi độc tố sản sinh lúc tỉnh táo trong ban ngày, có thể phòng tránh bệnh alzheimer và các bệnh về hệ thống thần kinh. theo nghiên cứu mới nhất phát hiện, so với tư thế ngủ nằm sấp, nằm ngửa thì tư thế ngủ nằm nghiêng có thể loại bỏ chất thải lưu lại ở não trong ban ngày, duy trì cho não luôn khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh mất trí tốt hơn rất nhiều.

Độc tố sản sinh trong ban ngày ở não sẽ được loại bỏ trong lúc ngủ. trong một nghiên cứu trước đây của trường đại học rochester, new york từng phát hiện, não bộ có thể tự loại bỏ chất thải, khác với cách thải độc tố của cơ thể, khi não bộ loại bỏ độc tố sẽ cần tiêu hao rất nhiều năng lượng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc tư duy, cho nên phải tiến hành trong lúc ngủ.

Nằm nghiêng là cách tốt nhất để loại bỏ độc tố trong não

Trường Đại học Rochester đã hợp tác nghiên cứu với Trường đại học Stony Brook, thông qua ảnh cộng hưởng từ hạt nhân quan sát quá trình thanh lọc độc tố trong tư thế ngủ nghiêng, nằm sấp và nằm ngửa của chuột, kết quả phát hiện tư thế nằm nghiêng mang lại hiệu quả tốt hơn cả, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng Alzheimer và Parkinson.

Người già là đối tượng dễ bị mắc bệnh mất trí nhớ và rối loạn giấc ngủ

Chuyên gia nghiên cứu cho biết, não bộ sử dụng dịch não tuỷ (csf) và dịch mô kẽ (isf) để tiến hành "gột rửa", mà hữu hiệu nhất là tiến hành trong giấc ngủ. tư thế ngủ nghiêng mở ra "đường glymphatic" của hệ thần kinh trung ương, đó là con đường để thanh lọc độc tố và hoá chất trong não bộ.

Bệnh alzheimer thuộc rất nhiều loại hình đều có liên quan đến giấc ngủ, bao gồm cả khó ngủ. do vậy, mọi người hãy nghiêm túc nhìn thẳng vào giấc ngủ của mình. nghiên cứu này được đăng trên tạp chí "nature neuroscience".

Trước đây, trung tâm y tế của trường đại học rochester mỹ cũng từng nghiên cứu và phát hiện, lúc ngủ là lúc não bộ tiến hành thanh lọc, phá bỏ luận điểm nghiên cứu trước đó - "ngủ là thời điểm trí nhớ được lưu trữ và tăng khả năng nhận biết".

Tiến sỹ maiken nedergaard người phụ trách nghiên cứu này cho biết, khi cơ thể ở lâu trong trạng thái thiếu ngủ, não bộ không thể hoàn thành nhiệm vụ xử lý chất thải và thanh lọc độc tố, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến việc học, nhận biết và ghi nhớ, thậm chí còn tích tụ protein chứa độc tính trong não, trở thành mầm bệnh gây ra các chứng bệnh liên quan đến não.

Theo Lâm Nhi/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/ngu-nghieng-co-the-phong-tranh-benh-mat-tri-d68538.html?fbclid=IwAR3n0QQ3JZpHimJULszRQUtgowNIivVgdAioQFhfIJOTX22vnZIE-Fs9Yz4

Theo Lâm Nhi/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ngu-nghieng-co-the-phong-tranh-benh-mat-tri/20211020085640313)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cuộc sống bận rộn, nhiều người dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Song theo các chuyên gia, tận dụng giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp đem lại tinh thần sảng khoái.
  • Đối với dân công sở, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ làm theo hướng dẫn dưới đây để có giấc ngủ ngon lành bạn nhé.
  • Bố tôi gần đây thường bồn chồn, mất ngủ, chán ăn, không vui vẻ, có suy nghĩ tiêu cực. Nghe nói đây là triệu chứng trầm cảm ở người già.
  • Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở người cao tuổi có những sắc thái riêng.
  • Hội chứng tâm thần mà người có tuổi thường cho biết ở bệnh viện hay hiệu Thu*c là chứng trầm cảm (chiếm khoảng 13-20%).
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Bệnh Alzheimer là một loại bệnh đe dọa tuổi già khó chữa trị. Bệnh có biểu hiện mất trí nhớ hoàn toàn, mất tập trung tư tưởng, sụt cân không giải thích được, khó khăn trong việc đi đứng. Các triệu chứng về dinh dưỡng trong thời kỳ đầu của bệnh là: thay đổi sự nhận xét mùi vị như kêu quá nhạt, thích ăn đồ ăn ngọt và mặn, ăn không biết ngon và hay ăn những loại thực phẩm không thường dùng hàng ngày.
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY