Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người bị bệnh gout nên ăn gì?

Tỷ lệ người bị bệnh gout đang ngày càng tăng do chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống không hợp lý.

Tổng quan về bệnh gout

Người bị bệnh gout nên ăn gì?

Ảnh minh họa.

Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

Những biểu hiện của bệnh gout:

Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.

Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.

Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận.

Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/lit.

Bệnh gout nên ăn gì?

Bệnh gout nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh rất quan tâm. Đa số người bệnh hoang mang vì phần lớn những thực phẩm họ dùng đều có nhiều purine hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy bạn có thể dùng thoải mái, chẳng hạn như:

Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể.

Rau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanh.

Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ…

Các loại hạt

Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch

Các sản phẩm từ sữa

Trứng

Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh

Các loại thảo mộc và gia vị

Dầu thực vật

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/nguoi-bi-benh-gout-nen-an-gi-51091.html

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguoi-bi-benh-gout-nen-an-gi/20210301072906802)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận có thể gây bế tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận cấp, suy thận mãn tính, vỡ thận.
  • Sỏi đường tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn,
  • Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận.
  • Những cơn đau quặn thận và nước tiểu đỏ khiến bạn lo lắng mình sắp bị suy thận.
  • Suốt 28 năm qua, anh Hoàng Thọ Mạnh, ở thôn Minh Đán 1, xã Hưng Vũ (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã dùng bài Thuốc trị sỏi thận gia truyền chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người.
  • Kích thước sỏi từ 10 - 20 mm, bệnh nhân yên tâm điều trị bằng phương pháp nội soi (Ultra-mini NLPC) rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và giảm đau cho người bệnh.
  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY