"Mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế cho bệnh viện được cho là công việc rất nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay", nhiều nhân viên y tế chia sẻ trong cuộc gặp mặt trực tuyến lãnh đạo Sở Y tế TP HCM.
Hiện nay, người phụ trách mua sắm y tế tại các bệnh viện tp hcm chủ yếu là bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư. tại cuộc gặp, nhiều người trong số họ cho biết phải đứng trước hai yêu cầu chính đáng nhưng luôn đối nghịch nhau. một mặt, họ phải lắng nghe và đáp ứng yêu cầu của các nhà chuyên môn trong bệnh viện là luôn muốn có những vật tư, thiết bị y tế tốt nhất phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân. mặt khác, họ phải tuân thủ yêu cầu của ban giám đốc bệnh viện, nhất là phải giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước như các đoàn kiểm toán, thanh tra về xây dựng giá dự toán khi đấu thầu mua sắm để đảm bảo giá mua phải là giá thấp nhất.
"Tôi là bác sĩ, nếu được chọn tôi vẫn thích làm chuyên môn hơn là công việc hiện tại", trưởng phòng vật tư, trang thiết bị y tế của một bệnh viện chia sẻ. Người này cho biết vì trách nhiệm, chấp hành phân công của đơn vị nên cố gắng hết sức làm đúng quy định, tuy nhiên công việc hiện rất áp lực, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, kiểm tra, thẩm định hồ sơ thật kỹ... Anh đã nghiên cứu kỹ, kiểm tra kỹ khi tiến hành mua sắm, nhưng luôn lo lắng "sợ sai mà không biết vì các hướng dẫn chưa bao phủ hết các tình huống trong thực tế".
Một cán bộ khác cũng cho rằng "công việc không hề đơn giản" trong bối cảnh hành lang pháp lý, cụ thể là các thông tư hướng dẫn cho công tác mua sắm, chưa đáp ứng các tình huống đa dạng từ thực tiễn.
Tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế đang xảy ra ở nhiều tỉnh thành, chủ yếu do công tác đấu thầu mua sắm chậm. giám đốc sở y tế tp hcm tăng chí thượng nhìn nhận những sự cố gần đây liên quan đến thanh tra, kiểm toán, điều tra về mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế trên phạm vi cả nước, ít nhiều có tâm lý lo lắng của các nhà quản lý bệnh viện khi tiến hành đấu thầu mua sắm theo quy định. ngoài ra, nghị định 98/2021 của chính phủ vừa ban hành có nhiều nội dung mới nên nhiều nhà thầu không kịp đáp ứng hồ sơ, giấy tờ theo quy định.
"nỗi sợ này" từng được chủ tịch ubnd tp hcm phan văn mãi nêu ra tại phiên họp quốc hội mới đây. đại biểu quốc hội nguyễn lân hiếu, giám đốc bệnh viện đại học y hà nội, cũng cho hay "cán bộ y tế hiện rất hoang mang, loay hoay chưa tìm được lối đi, vì đi đâu cũng vướng, làm gì cũng có thể sai". theo ông hiếu, những khó khăn trước đây như thu nhập nhân viên y tế thấp, mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, thuốc... đến nay không được cải thiện "mà còn tệ hơn bao giờ hết". đấu thầu mua sắm trang thiết bị, thuốc đang là nỗi lo lớn nhất của đa số bệnh viện cả công lẫn tư.
Lãnh đạo sở y tế tp hcm cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị bộ y tế và các bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn về quy trình xây dựng danh mục, cách lập dự toán, xây dựng cấu hình... nhằm tạo hành lang pháp lý hạn chế tình trạng sai phạm trong công tác đấu thầu, mua sắm. sở cũng trình ubnd thành phố đề án thành lập trung tâm mua sắm tập trung thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, mục đích là đảm bảo không gián đoạn cung ứng.
Sau cuộc gặp với những người chịu trách nhiệm mua sắm trang thiết bị cho bệnh viện, sở y tế tp hcm dự kiến duy trì chương trình lắng nghe và trao đổi với nhân viên y tế. từ những cuộc gặp này, sở sẽ điều chỉnh những vấn đề chưa tốt, hoặc có giải pháp tạo động lực cho nhân viên y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.