Năm 2012, một bên tay của bà Vạn đau buốt, đến khi nhấc không được mới đến bệnh viện. Lúc từ bệnh viện về cầm kết quả ghi "K vú trái", Nguyễn Khắc Hiếu và mẹ chẳng hiểu bệnh gì.
Mãi sau đó, hiếu mới biết mẹ bị giai đoạn 2, đã có hạch ở nách. "lúc đó tôi khóc vì thương mẹ và nghĩ là chắc mẹ không sống bao lâu nữa. tôi không sợ mất gì cả, chỉ sợ mất mẹ thôi", chàng trai 9x nhớ lại.
Sau cú sốc ban đầu, Hiếu dần bình tĩnh khi nhận những lời khuyên của cậu mợ. "Phải cứng rắn và không được buồn theo người bệnh vì mẹ đã buồn lắm rồi". Câu nói đó ghi sâu trong đầu Hiếu. Anh quyết định không ngồi một chỗ buồn khóc nữa mà tìm hiểu về căn bệnh này.
Qua tìm hiểu và nói chuyện với nhiều người, cậu con trai nhận ra bệnh của mẹ không phải ngõ cụt, nhiều người mắc ung thư vú vẫn sống hơn chục năm. đó là giữa năm 2012 - thời điểm cả gia đình hiếu bước vào từng ngày với ung thư. bác sĩ chỉ định vào 6 toa Thu*c rồi mới phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú.
Những ngày khó khăn ấy, Hiếu luôn ở cạnh, chứng kiến tóc mẹ rụng dần theo từng toa Thu*c. Những cơn đau giằng xé mẹ anh bắt đầu từ toa Thu*c thứ 3. Bà Vạn ăn ngủ không được, thường xuyên mệt mỏi và sức gần như cạn kiệt. Ở tuổi gần 60, mẹ của Hiếu còn bị tiểu đường và huyết áp nên muốn ăn bồi bổ dinh dưỡng cũng phải hết sức cẩn thận.
Hiếu lúc đó là sinh viên học viện bưu chính viễn thông tp hcm, hoàn toàn không có kiến thức gì về căn bệnh này. "tôi cứ nghĩ rất khó mắc phải và không nghĩ chuyện này sẽ xảy đến với gia đình mình. đùng một cái mẹ mắc bệnh nên tôi chẳng biết gì, hoàn toàn không có sự chuẩn bị", anh tâm sự.
Người con trai bắt đầu lên mạng tìm kiếm thông tin và không quên bổ sung kiến thức dinh dưỡng để mẹ đủ sức chống chọi bệnh, vừa không gây ảnh hưởng đến thể trạng của người tiểu đường. Thời gian đó, mẹ Hiếu chuyển hẳn từ Nha Trang vào Sài Gòn để tiện vào bệnh viện Ung Bướu chữa trị. Hơn 6 tháng, bệnh viện biến thành nhà của chàng sinh viên. Phòng trọ thuê cũng chỉ để đó nấu chút cơm cháo mang vào viện cho cha mẹ cùng ăn. Anh dành gần như hầu hết thời gian trống sau giờ học bên giường bệnh của mẹ.
Hiếu trở thành người chăm sóc chính cho mẹ vì có lúc cha phải về quê lo công việc kiếm tiền. Anh mang hẳn sách vở vào bệnh viện để học bài. Đêm đến thì chui vào một góc dưới gầm giường cho qua giấc. Những ngày đó, cuộc sống hầu như chỉ quẩn quanh ở trường hoặc trong bệnh viện. "Cũng hơi cực vì lúc ấy tôi còn đi học nhưng mẹ bệnh mình không chăm thì ai chăm", anh chia sẻ.
Hơn nửa năm hóa trị và phẫu thuật, bà Vạn được xuất viện và hẹn một năm sau trở lại. "Cảm giác lúc đó mừng cực kỳ vì mẹ đã khỏe", Hiếu kể. Tuy nhiên, một năm sau, có hôm bà Vạn bất ngờ đau lưng không ngồi dậy được. Khối u đã di căn tới xương. Song quá trình chữa trị không hiệu quả khiến tình trạng của bà ngày càng trầm trọng. Bệnh nhân không thể ngồi dậy và sinh hoạt bình thường, chỉ nằm một chỗ, lật cũng không nổi.
Có thời điểm, bà Vạn chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào đứa con trai. Hiếu trở thành điểm tựa để mẹ dựa vào. Anh lau mình cho mẹ, dìu mẹ đi vệ sinh, mang nước đến gội đầu tại chỗ cho mẹ. Tết năm 2015, lần đầu tiên Hiếu tự mình chuẩn bị mọi thứ cho năm mới. Bà Vạn chỉ có thể nằm đó hướng dẫn, ghi ra giấy, còn con trai thực hiện hết mọi thứ, từ đi chợ, làm bánh giò, dọn dẹp nhà cửa...
Một thời gian sau, gia đình đưa bà Vạn ra Hà Nội chữa trị bằng phốt pho phóng xạ và bà đỡ hẳn sau đợt đó. Trong quá trình này, bệnh nhân gần như cách ly với người thân, hạn chế tiếp xúc ở mức tối đa. Lúc đó Hiếu cùng với cha mình túc trực ngày đêm để lo cho mẹ. Chỉ vài ngày sau khi điều trị, bà Vạn đã có thể đi lại được. Đợt điều trị tiếp theo diễn ra vào tháng 11/2016. Hiếu nói mẹ anh hiện vẫn cầm cự và chiến đấu từng ngày với không chỉ ung thư, tiểu đường mà giờ đây còn là căn bệnh suy thận.
"Mẹ bị suy thận vì 5 năm qua ngày nào cũng phải uống Thu*c. Tuy nhiên, tinh thần mẹ lúc nào cũng ổn định, không bi quan vì cả gia đình luôn bên cạnh động viên. Chúng tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng, đã có bệnh thì phải chống chọi với nó, từng ngày từng giờ và không bao giờ bỏ cuộc", Hiếu cho biết.
Người con trai cho rằng, sở dĩ mẹ anh có thể chiến đấu đến hôm nay là vì không suy sụp. "Gia đình phải động viên, củng cố lòng tin để người bệnh an tâm hơn", anh nói. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bệnh viện, Hiếu rất kỹ lưỡng về vấn đề ăn uống của mẹ. Bà Vạn luôn hạn chế đồ chiên, xào và ăn với khẩu vị rất nhạt.
"Nhiều người bệnh nghĩ họ sắp ch*t nên cố ăn cho đã nhưng theo tôi đây là suy nghĩ sai lầm. Việc này chỉ càng khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Bệnh nhân cần phải đặc biệt tìm hiểu và chú trọng chế độ ăn uống. Nếu đang mắc những căn bệnh khác như mẹ tôi với tiểu đường, suy thận, càng phải cẩn trọng hơn", anh chia sẻ kinh nghiệm.
Hiếu giờ đã ra trường và có một công việc tốt. Cứ cách vài ba ngày anh lại gọi điện thoại hỏi thăm tình hình của mẹ. Đôi lúc anh lo lắng dù không nhìn thấy mặt mẹ vì "chỉ cần nghe giọng là biết tình trạng thế nào". Bà Vạn tuổi ngày càng cao, điều này khiến cậu con trai không ngừng suy nghĩ. Hiếu nói anh yêu công việc hiện tại nhưng nếu đến một ngày phải chọn, anh sẽ quay về quê nhà để tiện cạnh bên và chăm sóc cho mẹ.
Trương Sanh