Anand dhawaj negi, người đàn ông sinh ra từ làng sunam ở kinnaur, himachal pradesh ở miền bắc ấn độ.
Sau khi về hưu, anand dhawaj negi đã chuyển tới sa mạc sống với mục đích tạo ra ốc đảo xanh giữa vùng himachal pradesh.
Năm 1977, chính phủ ấn độ bắt đầu một dự án đầy tham vọng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình sa mạc hóa ở các sa mạc nóng và lạnh tại quốc gia châu á này.
Anand Dhawaj Negi làm việc trong bộ phận tài chính phụ trách chương trình phát triển sa mạc, đã chứng kiến số tiền lớn bị tiêu hao mà không có kết quả thực sự đáng kể.
Câu trả lời ông nhận được khi hỏi các nhà khoa học tham gia dự án đó cho câu hỏi vì sao không có tiến bộ thực sự là thiếu công nghệ nên không thể phát triển bất kỳ loại cây trồng bền vững nào trong môi trường khắc nghiệt như sa mạc.
Năm 2003, anand dhawaj negi, nghỉ hưu và tập trung toàn bộ sức lực để phát triển ốc đảo trên sa mạc cho dự án của riêng mình.
Những nỗ lực đầu tiên của Anand Dhawaj Negi thất bại vì hạt giống mà ông gieo trồng không nhận đủ nước tưới và đó cũng chính là thử thách đầu tiên của ông.
Sau khi nghiên cứu, tìm tòi, Anand Dhawaj Negi phát hiện ra rằng để tiết kiệm nước mưa và giảm xói mòn, ông trồng theo đường viền, xới đất theo độ cao nhất định, đồng thời kết hợp với người dân địa phương tạo ra các kênh thủy lợi dẫn dòng chảy từ các sông băng cách đó 25 km.
Nhưng nước chỉ là một trong những thách thức khi trồng cây ở sa mạc lạnh giá mà anand dhawaj negi phải đối mặt. đất cát thiếu chất dinh dưỡng để cây phát triển, ông phải tìm ra phương pháp để đối phó. anand dhawaj negi bắt đầu trang trại với khoảng 300 con dê, trộn phân của chúng với giun đất để tăng hàm lượng nitơ trong đất lên gấp đôi. ông cũng trồng cỏ ba lá trên diện tích lớn xung quanh ốc đảo, khi cây phân hủy giúp ích cho đất và thay thế bằng các cây mới.
Việc trồng thêm cỏ ba lá giúp nhiều thỏ rừng đến với khu vực ốc đảo của Anand Dhawaj Negi nhưng không còn phá hủy cây trồng như trước mà chỉ tập trung vào cỏ.
Theo thời gian, quá trình tạo ra ốc đảo xanh đã có kết quả sau khi áp dụng nhiều phương pháp canh tác khoa học. tỷ lệ cây ch*t giảm từ 85% xuống chỉ còn 1 %.
Thậm chí ông anand dhawaj negi đã thử trồng các loại cây có giá trị như đậu tây, khoai tây, đậu xanh, táo và mơ vì chúng có thể phát triển ngay cả trong môi trường sa mạc khắc nghiệt.
Mục tiêu lâu dài của ông không chỉ rồng cây tạo ốc đảo nhỏ mà là trồng thành rừng lớn. Ông đã lên kế hoạch trồng một số cây thường xanh hoặc cây lá kim như thông, cây lá kim châm.
Với sự giúp đỡ của hai tình nguyện viên, anand dhawaj negi đã biến một vùng sa mạc lạnh giá hơn 90 ha thành một ốc đảo xanh, thu hút cả người dân địa phương và các nhà khoa học. mọi người từ xa đến để chứng kiến điều kỳ diệu ngoài đời thực này.