Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người đàn ông thức dậy đã thấy nằm trong bệnh viện: Chuyên gia cảnh báo căn bệnh cực nguy hiểm gây Tu vong hàng đầu ở Việt Nam

Dù thoát ch*t nhưng bây giờ tôi không thể nói chuyện và diễn đạt rõ ràng, tay chân run yếu đi nhiều, chắc phải bỏ luôn nghề lái xe” - nam tài xế trong gia đình đã có 2 người mất vì đột quỵ chia sẻ.

Đó là trường hợp của anh Thành K., hành nghề tài xế tại TP.HCM, một trong số ít những trường hợp hiếm hoi được cứu sống thành công sau cơn đột quỵ.

Thức dậy đã thấy nằm trong bệnh viện

Anh cho biết thời điểm xảy ra sự việc, anh chỉ thấy buồn ngủ khi đang lái xe.

Về được đến nhà, anh k. ngủ li bì và khi thức dậy đã thấy mình nằm trong bệnh viện, lúc đó mới biết mình đã được bác sĩ cứu sống từ cơn đột quỵ.

"Dù thoát ch*t nhưng bây giờ tôi không thể nói chuyện, diễn đạt rõ ràng, tay chân run và yếu đi nhiều, chắc phải bỏ luôn nghề lái xe" - nam tài xế nói.

Hiện tại, anh K. đang tập vật lý trị liệu đồng thời sử dụng Thu*c hạ cholesterol kết hợp cùng nhiều loại Thu*c khác.

Gia đình cho biết, do đặc thù công việc, anh K thường xuyên ăn uống qua loa, giờ giấc thất thường và ưu tiên thức ăn nhanh…

Trước đó, họ hàng cũng có hai người mất vì đột quỵ, trong đó có một người chỉ mới hơn 30 tuổi. Nhưng không ai biết và cũng không ngờ đột quỵ lại có liên quan đến tình trạng thừa cholesterol.

Một bệnh nhân đột quỵ đang tập vận động trở lại.

Theo thống kê của Bộ Y tế, cứ 10 người Việt Nam trưởng thành thì có 3 người bị thừa cholesterol.

Trên thế giới, đột quỵ là nguyên nhân gây Tu vong đứng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư. Thậm chí tại Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu.

Các thống kê cũng cho thấy số bệnh nhân đột quỵ dưới 45 tuổi đang ngày càng gia tăng.

50% người bệnh đột quỵ không thể tự sinh hoạt mà phải sống lệ thuộc vào người khác.

75% người bệnh đột quỵ không thể trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Giảm 27% nguy cơ đột quỵ nếu kiểm soát được thừa cholesterol

TS.BS. Nguyễn Bá Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, cholesterol vốn là thành phần thiết yếu trong cơ thể.

Nhưng tình trạng thừa cholesterol sẽ gây ra hiện tượng tích tụ, tạo ra các mảng xơ vữa, khiến mạch máu hẹp lại và cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn từ đó gây thiếu máu não, dẫn đến đột quỵ.

Các nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy, 25% các ca đột quỵ liên quan trực tiếp đến tình trạng thừa cholesterol theo cơ chế này.

Bên cạnh đó, thừa cholesterol cũng gián tiếp liên quan tới 50% các ca đột quỵ đối với các trường hợp tăng huyết áp, thoái hoá những mạch máu nhỏ.

"Tóm lại, có 75% các ca đột quỵ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thừa cholesterol. Tình trạng thừa cholesterol gia tăng, đồng nghĩa với việc nguy cơ đột quỵ theo đó cũng tăng" - TS.BS Thắng phân tích.

75% các ca đột quỵ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thừa cholesterol.

Theo Hội Đột quỵ TP.HCM, nếu kiểm soát tốt tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể sẽ giúp giảm 27% nguy cơ đột quỵ.

Tình trạng thừa cholesterol diễn ra khá âm thầm, gần như không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người chỉ phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm hoặc khi đã gặp các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như đột quỵ.

Do đó, cần biết nguyên nhân để chủ động phòng ngừa tình trạng này.

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến thừa cholesterol: yếu tố không thay đổi được (di truyền, tuổi tác, giới tính, bệnh lý nền) và yếu tố thay đổi được xuất phát từ thói quen hàng ngày như chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, lối sống thiếu vận động, hút Thu*c lá, dùng chất kích thích (rượu, bia…).

Ngoài yếu tố nguyên nhân không thay đổi được thì mỗi người đều có thể kiểm soát tình trạng thừa cholesterol bằng các biện pháp như tầm soát, kiểm tra sức khỏe định kỳ, tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao và đặc biệt là áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học.

Trước thực trạng đáng báo động về tình trạng thừa cholesterol dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phối hợp cùng Hội Đột quỵ TP.HCM thực hiện phóng sự "Đột quỵ - Đừng để bạn là người tiếp theo".

Việc đẩy mạnh tuyên truyền về thực trạng "Thừa cholesterol - Tăng nguy cơ đột quỵ" của BV nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với vấn đề này, đồng thời kêu gọi cộng đồng kiểm soát tình trạng thừa cholesterol để phòng ngừa đột quỵ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nguoi-dan-ong-thuc-day-da-thay-nam-trong-benh-vien-chuyen-gia-canh-bao-can-benh-cuc-nguy-hiem-gay-tu-vong-hang-dau-o-viet-nam-2021062311485691.chn)

Tin cùng nội dung

  • Cá xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của người Việt bởi ngon miệng, giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
  • Thoái hóa cột sống cổ là bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30, bệnh nhân có thể tập những bài VLTL đơn giản tại nhà.
  • Chỉ nên sử dụng cho các bệnh nhân người lớn và trẻ em trong trường hợp không thể sử dụng các Thuốc kháng virut khác.
  • Ở người cao tuổi (NCT), các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể như ruột, tim, gan, thận... đều đã bị suy yếu nên sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải của Thuốc kháng sinh vào cơ thể đã bị thay đổi. Do đó, việc dùng kháng sinh cần phải đặc biệt lưu ý.
  • Để cải thiện chức năng của nội mô, ngăn chặn sự hình thành khối huyết trong động mạch, tránh tai biến nặng hơn, nhanh hồi phục và giảm bớt sự tiến triển của người bệnh đột quỵ
  • Y học phục hồi và (YHPH) và vật lý trị liệu (VLTL) có mục tiêu chung là phục hồi hình thể và chức năng nhằm khôi phục khả năng hoạt động vốn có của người khuyết tật mắc phải
  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Kính chào Mangyte, Cháu nhà tôi đã gần 2 tuổi mà rất ít nói. Người quen khuyên tôi nên đưa cháu đi tập ngôn ngữ trị liệu tại BV Nhi đồng TPHCM, mà nhà tôi khá gần BV Nhi đồng 1. Xin hỏi Mangyte ở BV Nhi đồng 1 có dịch vụ tập vật lý trị liệu và thực hiện những phương pháp chữa trị trên không? Mong nhận được sự giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn. (Lê Thị Hiền - Quận 5, TPHCM)
  • Mangyte.vn cho hỏi ở quận 6 có chỗ nào vật lý trị liệu tốt không ạ.? Mẹ tôi bị cứng cả cổ không nhúc nhích được. Cử động thì đau. (Huynh Trong Anh Quan, Q6 - TPHCM)
  • Chào mangyte, Tôi vừa bị đột quỵ tháng trước, đã được điều trị tạm ổn tại bệnh viện rồi. Bác sĩ dặn về nhà cần tập vật lý trị liệu tiếp. Nhưng tôi làm công việc kinh doanh, rất bận rộn nên không thể tập VLTL trong giờ hành chính được. Nhờ mangyte giới thiệu giúp tôi có thể tập VLTL ngoài giờ ở đâu uy tín, giá cả thế nào? Nếu mời kỹ thuật viên đến tập tại nhà có được không? Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Đức Cường – Q. Tân Phú, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY