Kinh tế xã hội hôm nay

Người dân trên địa bàn Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19

(MangYTe) – Trong những ngày gần đầy, Hà Nội là một trong những địa phương bùng phát dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng. Ý thức được việc vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh doanh và đón Tết vui tươi, đầm ấm, một số người dân và quán cà phê đã có nhiều cách làm nhằm tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Buổi sáng sát Tết Nguyên đán, nhiều người không về quê đón Tết mà lựa chọn ở lại Hà Nội chung tay cùng thành phố chống dịch bệnh Covid-19.

Buổi sáng giáp tết nguyên đán tân sửu 2021, chị nguyễn thị vân anh quê ở hải phòng không về quê ăn tết mà quyết định ở lại hà nội đi dạo phố, sắm sửa. chị vân anh cho biết: em làm trong một ngân hàng tại phường láng hạ, quận đống đa. mấy ngày trước trên địa bàn phường xảy ra dịch bệnh covid-19 ở tòa nhà 88 láng hạ. nghe nói những phường của hà nội có dịch bệnh covid-19 nếu về quê sẽ phải đi cách ly tập trung nên em quyết định ở lại cùng chị gái đón tết tại hà nội. tuy có hơi buồn, nhưng cũng góp phần phòng tránh không để dịch bệnh lây lan.

Chị Lê Trang cũng làm trong một doanh nghiệp tại phường Láng Hạ chia sẻ: Mọi người quê ở Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định về quê hết rồi. Em ở Hải Dương cũng muốn về quê đón Tết cho vui, nhưng lại lo lỡ khi lên Hà Nội phải cách ly. Mà không cách ly thì lỡ mắc bệnh sẽ làm lây lan ra cộng đồng, nên em quyết định ở lại ăn Tết và vui chơi tại Hà Nội.

Điểm đến của họ có thể là chợ hoa, quán cà phê.

Không chỉ có những người chọn cách ở lại Hà Nội để ăn Tết nhằm phòng tránh dịch bệnh, mà nhiều nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn đã thực hiện giãn cách trong kinh doanh. Dạo quanh một số quán cà phê tại phố cổ, nhiều quán đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Chủ quán cà phê đã chuẩn bị sẵn sàng đón khách nhưng vẫn đảm bảo giãn cách, nhằm tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Cách 1 chiếc bàn có người ngồi là một bàn trống đã có tờ giấy ghi sẵn dòng chữ "Vui lòng không sử dụng bàn này", để nhắc nhở khách ngồi giãn cách.

Một chủ quán cà phê chia sẻ: kể từ khi hà nội bùng phát dịch bệnh covid-19 đợt mới, thành phố quyết định khoanh vùng từng khu vực có người nhiễm virus sars-cov-2 để thực hiện phòng chống dịch bệnh, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, kinh doanh. mặc dù vậy, nhưng quán chủ động ngăn bàn để người vào uống cà phê ngồi giãn cách. bởi vì, khi họ uống cà phê thì phải bỏ khẩu trang. do đó, quán bố trí số lượng bàn vẫn bày đủ như trước khi có dịch, nhưng cách 1 bàn có khách là 1 bàn không có khách ngồi. làm bằng cách này nhà hàng giảm 50% số lượng người ngồi cùng lúc, nhưng đây là lựa chọn tốt nhất để được kinh doanh lâu dài và thường xuyên, cũng là góp phần chung tay cùng thành phố hà nội chống dịch bệnh covid-19 thành công.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/nguoi-dan-tren-dia-ban-ha-noi-chu-dong-phong-chong-dich-benh-covid-19-409783.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong giai đoạn từ 2-4 tháng tuổi, trẻ được tiêm phòng nhiều loại vắc xin khác nhau để phòng trừ bệnh tật. Cũng trong độ tuổi này, ít ai biết rằng đây là thời kỳ cao điểm dễ xảy ra Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng có thể giảm đến 35% nguy cơ lây truyền bệnh tiêu chảy và phòng chống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp...
  • Hóa chất diệt muỗi phòng chống bệnh sốt xuất huyết được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều là những hóa chất đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
  • Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là Viện Nghiên cứu y - sinh học được hình thành ngay sau khi đất nước giành được độc lập đến nay đã được 70 năm.
  • Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
  • Bắt đầu vào tháng 9 là tháng nguy cơ cao đối với dịch tay chân miệng, tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệng trong 8 tháng đầu năm 2015 được ghi nhận đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng
  • Bộ Y tế đã phân công 15 bệnh viện thành lập các tổ y tế, mỗi tổ gồm 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và 1 xe cứu thương được trang bị đầy đủ cơ số Thu*c, trang thiết bị y tế... để phục vụ cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành 2/9/2015
  • Bộ Y tế chỉ đạo từ 15/8/2015 dừng khai báo y tế phòng chống Mers-CoV tại các cửa khẩu quốc tế đối với hành khách Hàn Quốc nhập cảnh vào nước ta
  • Hàng năm có hàng triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm. Vào theo biểu đồ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ, rau quả là nguyên nhân gây ra gần 1 nửa số ca NĐTP trong khi sữa và trứng chỉ gây ra 20% số vụ, thịt gia súc gia cầm gây ra 22%, cá và các loại sò ốc chỉ gây ngộ độc 6%.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY