Kinh tế xã hội hôm nay

Người dùng lãnh đủ vì không biết thực phẩm giảm cân chứa chất cấm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa thông báo thu hồi hai sản phẩm thực phẩm báo vệ sức khỏe giảm cân có chứa chất cấm sibutramin.

Trước đó cũng qua giám sát chủ động, thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện một số sản phẩm giảm cân chứa sibutramin trên thị trường, trong khi đây là loại gây các tác động xấu tới tim mạch.

Lãnh đạo Cục đã ban hành Quyết định số 1148/QĐ-ATTP về việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mat Xi S.G (địa chỉ công ty: Số J29 đường Võ Thị Sáu, KP7, phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Cụ thể, lô sản phẩm bảo vệ sức khỏe Go Lean Detox: NSX 29/8/2018, HSD: 29/8/2019 kết quả kiểm nghiệm có chứa sibutramin; Lô sản phẩm bảo vệ sức khỏe Go Lean Detox: NSX 20/10/2018, HSD: 20/10/2019 kết quả kiểm nghiệm có chứa sibutramin.

Lực lượng chức năng kiểm tra một lô hàng thực phẩm chức năng.

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu hai lô sản phẩm trên phải thu hồi từ ngày 29/11/2018 đến ngày 15/12/2018. Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm cũng yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mat Xi S.G chịu trách nhiệm thu hồi sản phẩm có sai phạm, dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Ngay sau khi kết thúc việc thu hồi, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mat Xi S.G có trách nhiệm báo cáo với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai và Cục An toàn thực phẩm kết quả thu hồi.

Liên quan đến các sản phẩm này, vào cuối tháng 10/2018, Cục An toàn thực phẩm cho biết Cơ quan Khoa học y tế Singapore (The Health Sciences Authority - Has) thông báo thu giữ một số sản phẩm giảm cân có chứa chất cấm sibutramin được bán trực tuyến tại Singapore.

Trước đó, Cục An toàn thực phẩm cũng đã quyết định thu hồi 3 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm bổ sung do Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng ZN (địa chỉ: 89/994E Lê Đức Thọ, phường 6, quận Gò Vấp, TP. HCM) sản xuất, kinh doanh do vi phạm về chất lượng, trong số này có lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà thảo mộc Hoa Sâm Đất, NSX: 25/1/2018, HSD: 25/1/2019, kết quả kiểm nghiệm phát hiện có chứa sibutramin và không đạt chỉ tiêu về linh chi, tổng số bào tử nấm men nấm mốc.

Ngoài ra, cơ quan chức năng đã bắt quả tang một cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm giảm cân giả tại Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Công thức sản xuất thực phẩm giảm cân giả của cơ sở này hết sức “kinh sợ”: bột ngô, gạo nếp, mật mía và chất cấm sibutramin.

Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện thực phẩm giảm cân và tăng cường S*nh l* nam là 2 dòng thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang được quản lý chặt - phương thức kiểm tra cao nhất theo quy định.

Cụ thể, theo quy định thực phẩm chức năng không được phép có chứa tân dược, nhưng trong quá trình kiểm tra, các thực phẩm tăng cường S*nh l* nam liên tục bị phát hiện có chứa chất cấm sildenafil hay thực phẩm giảm cân nữ có chứa sibutramin. Sildenafil là chất dùng để điều trị rối loạn cương dương, khi dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ. Còn sibutramin là chất cấm do gây các tác động xấu tới tim mạch, nhưng lại hay bị lạm dụng trong các sản phẩm giảm cân do có tác dụng gây giảm cảm giác thèm ăn.

Theo thông tin của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, hoạt chất sibutramin là chất cấm, đã được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (AMEA), Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) và các cơ quan quản lý dược một số nước trên thế giới khuyến cáo về khả năng làm tăng nguy cơ tim mạch đối với các Thu*c chứa hoạt chất này. Vì vậy, Cục Quản lý Dược đã ban hành công văn thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi các Thu*c chứa hoạt chất sibutramin do có tác dụng không mong muốn và quyết định về việc rút số đăng ký của tất cả các Thu*c có chứa hoạt chất sibutramin ra khỏi Danh mục các Thu*c được cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên theo Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong, thời gian gần đây qua giám sát chủ động, cơ quan chức năng đã phát hiện một số sản phẩm giảm cân chứa sibutramin và đã tiến hành thu hồi, xử lý. Do đó, Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục tập trung kiểm tra các sản phẩm thực phẩm chức năng, trong đó sẽ đặc biệt ưu tiên kiểm tra hoạt chất sibutramin, đồng thời sẽ tiếp tục công khai các sản phẩm không đạt chất lượng để người dân biết và lựa chọn.

Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị Giám đốc Sở Y tế, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai lấy mẫu trên diện rộng, tập trung vào nhóm sản phẩm giảm cân là thực phẩm chức năng để đánh giá chất lượng và an toàn của sản phẩm và cũng ưu tiên giám sát chỉ tiêu sibutramin.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nguoi-dung-lanh-du-vi-khong-biet-thuc-pham-giam-can-chua-chat-cam-n151387.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY