Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người mắc bệnh mạn tính cần thận trọng khi nâng ngực

Tai biến trong phẫu thuật nâng ngực thường xảy ra ở những người có bệnh tiềm ẩn và những bệnh này đã nặng như: cao huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu cơ tim, cơ địa dị ứng với Thu*c, máu loãng…
TS.BS. Lê Hành, chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, BV. Chợ Rẫy đã chia sẻ với nỗi băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ muốn phẫu thuật nâng ngực.

Bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào cũng không hoàn hảo, do đó phải chọn phương pháp tối ưu nhất. Tai biến trong phẫu thuật nâng ngực thường xảy ra ở những người có bệnh tiềm ẩn và những bệnh này đã nặng như: cao huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu cơ tim, cơ địa dị ứng với Thu*c, máu loãng… Vì vậy, khi phẫu thuật nâng ngực nói riêng và phẫu thuật thẩm mỹ nói chung, chị em nên báo bác sĩ biết tình trạng sức khỏe của mình để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Nếu cần thiết, chị em cũng nên khám từng chuyên khoa và chờ ý kiến chuyên gia trong việc phẫu thuật”. TS.BS. Lê Hành, chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, BV. Chợ Rẫy

Theo TS.BS. Lê Hành: “Để hạn chế tối đa các nguy cơ trên, chị em nên tránh phẫu thuật ở các cơ sở thẩm mỹ “chui”, đặc biệt là những nơi điều kiện vô trùng không đạt chuẩn, máy móc thiếu thốn, bác sĩ “tay ngang”... Tại các cơ sở uy tín, khách hàng được bác sĩ tư vấn tỉ mỉ về chất liệu, kích cỡ, hình dáng của các loại túi ngực, được trao đổi về vị trí đường mổ (ở nách, quanh quầng vú, hoặc dưới bầu vú) và cách chăm sóc sau mổ."

Đặt túi ngực là một phẫu thuật lớn, vì vậy cần thực hiện trong môi trường bệnh viện, có điều kiện gây mê hồi sức và vô trùng chuẩn.

LAN TRẦN

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nguoi-mac-benh-man-tinh-can-than-trong-khi-nang-nguc-n104542.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Thiếu máu cơ tim là tình trạng bệnh lý động mạch vành thường gặp, đặc biệt ở những người có tuổi và cao tuổi. Biểu hiện trên lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Y học cổ truyền đề cập đến bệnh lý thiếu máu cơ tim trong các chứng bệnh như: tâm giảo thống, trấn tâm thống và hung tý với các biện pháp trị liệu khác nhau, trong đó có việc sử dụng các phương trà dược. Có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY