Chia sẻ trên Wall Street Journal, Laury Hammel - CEO Longfellow Health Clubs đã cho 600 nhân viên tại 6 câu lạc bộ sức khỏe ở New England và Utah nghỉ từ ngày 16/3. “Đó là ngày đen tối nhất trong sự nghiệp của tôi. Tôi đã phải đóng cửa các câu lạc bộ, vì quá rủi ro cho mọi người tham gia”, ông Hammel buồn rầu nói. Hammel hy vọng các khoản vay của Chính phủ sẽ giúp ông kịp thanh toán các khoản bảo hiểm và bảo trì cho đến câu lạc bộ có thể mở cửa trở lại.
Ông cũng có kế hoạch thuê lại tất cả nhân viên khi chắc chắn việc mở lại câu lạc bộ. Đó chỉ là một câu chuyện buồn nho nhỏ bởi số liệu thống kê của Chính phủ Mỹ hồi giữa tháng 5/2020 cho thấy, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 ở nước này đã lên tới 36,5 triệu người. So với cuối tháng 3 - thời điểm số đơn lên tới 7 triệu trong một tuần, mặc dù số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần gần đây đã giảm kể (khoảng 3 triệu đơn) nhưng những con số trên vẫn cho thấy mức độ ảnh hưởng khủng khiếp của đại dịch COVID-19 đối với người lao động và nền kinh tế Mỹ.
Số liệu trên được đưa ra sau khi chủ tịch cục dự trữ liên bang mỹ (fed) jerome powell cảnh báo mỹ đang trải qua một thời kỳ kinh tế khó khăn có thể nói là chưa từng thấy trong lịch sử cận đại và nhiều khả năng sẽ để lại những hậu quả lâu dài nếu chính phủ và quốc hội không có kế sách gì hiệu quả để chặn tình trạng thất nghiệp. còn phó chủ tịch fed richard clarida, khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình cnbc, đã nhận định tỷ lệ thất nghiệp ở nước này có thể tăng lên mức cao nhất kể từ thập niên 1940, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt nguy cơ suy giảm nghiêm trọng trong quý 2 năm nay do tác động của đại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp covid-19.
Theo phó chủ tịch fed, tốc độ phục hồi nền kinh tế mỹ sẽ phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh và những nỗ lực làm giảm sự lây lan của dịch. nhận định thị trường lao động sẽ cần thời gian để phục hồi hoàn toàn sau cú sốc do đại dịch gây ra, ông bày tỏ hy vọng kinh tế mỹ sẽ có thể bắt đầu phục hồi vào 6 tháng cuối năm nay.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 5, Viện Nghiên cứu chính sách (IPS, có trụ sở tại Mỹ) đã công bố báo cáo chung cho thấy con số người dân Mỹ đã mất việc đã lên tới hơn 38,5 triệu người. Số liệu thất nghiệp trong tháng 4 của các bang cũng được công bố vào cuối tháng 5. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của toàn nước Mỹ là 14,7%, cao nhất từ sau Đại suy thoái những năm 1930.
Theo đài CNBC, mức độ tăng tỷ lệ thất nghiệp hiện tại còn nhanh hơn cả số liệu ghi nhận trong Đại suy thoái kinh tế trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông Nick Bunker, nhà kinh tế tại công ty tìm kiếm việc làm Indeed, nhận định: “Quy mô đợt tàn phá việc làm là không thể tin nổi, nhất là khi tính tới cả tốc độ”. Ông Bunker nhận xét thêm rằng cú sốc hiện nay với Mỹ không khác gì thời Đại Suy thoái, “thực tế là chúng ta đang chứng kiến mức độ tàn phá lớn tới vậy, thật khó mà tưởng tượng nổi”. Báo cáo cũng cho thấy những dấu hiệu suy thoái khác.
Trong khi người nghèo điêu đứng vì đại dịch thì giới nhà giàu vẫn tìm thấy cơ hội để giàu thêm |
Gần như mọi ngành đều xảy ra tình trạng mất việc làm, dẫn đầu là ngành giải trí và dịch vụ (ẩm thực, du lịch, lưu trú) với 7,7 triệu việc làm. Phụ nữ mất việc nhiều nhất. Tỷ lệ thất nghiệp trong người lao động da màu và người gốc Tây Ban Nha lần lượt là 16,7% và 18,9%. Người lao động thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề nhất do làn sóng sa thải vì COVID-19. Người dân rời lực lượng lao động hàng loạt và chỉ một nửa người lao động có việc làm. Nếu tính trên diện rộng hơn, tức là cộng cả người lao động đã ngừng tìm việc và tính cả người làm bán thời gian thì tỷ lệ thất nghiệp còn tăng vọt lên 23%, cũng là một con số cao kỷ lục.
Trong báo cáo, chỉ có một điểm sáng tiềm năng: 18,1 triệu lao động chỉ bị coi là thất nghiệp tạm thời, có nghĩa là họ có thể nhanh chóng có việc làm khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Tuy nhiên, người ta lo sợ một số doanh nghiệp không thể trụ nổi qua đại dịch COVID-19, nghĩa là số lao động này sẽ trở thành thất nghiệp lâu dài. Bà Martha Gimbel, nhà kinh tế tại Công ty Schmidt Futures, cho rằng một trong những con số đáng sợ nhất trong báo cáo là vấn đề của những người nghĩ rằng mình đang có việc làm nhưng không đi làm.
Bà cho rằng nếu những người này được tính vào diện thất nghiệp thì tỷ lệ có thể là trên 19%. Bà nhận định: “Nếu tình hình không khá hơn, tình trạng bị sa thải tạm thời có thể trở thành lâu dài”. Ong Eric Winograd, nhà kinh tế cấp cao tại Công ty AllianceBernstein thì nhận định: “Dữ liệu có tồi tệ tới đâu thì tình hình thực tế còn tồi tệ hơn”. Ông Winograd cho rằng báo cáo không giúp chúng ta hiểu hơn về nền kinh tế cũng không định hình được tầm nhìn tương lai.
Mọi người đều biết thị trường lao động đang lâm vào khủng hoảng và dữ liệu mới công bố không có gì mới. ông nói: “vấn đề quan trọng không phải là liệu kinh tế có đang tê liệt, vì thực ra nó đã tê liệt rồi. điều quan trọng bây giờ là kinh tế sẽ phục hồi khi nào và thế nào. dữ liệu hôm nay chủ yếu là nhìn lại và do đó không thay đổi quan điểm cơ bản của chúng ta về triển vọng tương lai”.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng cao tới mức kỷ lục kể từ thời kỳ Đại suy thoái trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng trái ngược với tình cảnh chung của người lao động thì khối tài sản của các tỷ phú Mỹ vẫn không ngừng tăng lên. Theo thống kê về các tỷ phú do IPS hợp tác cùng Cơ quan Công bằng thuế Mỹ (ATF) công bố trên tạp chí Forbes, tài sản của các tỷ phú Mỹ đã tăng 434 tỷ USD (tương đương tăng 15%) trong thời gian Mỹ phong tỏa để phòng dịch Covid-19.
Trong vòng 2 tháng (cuối tháng 3 đến cuối tháng 5), khối tài sản của các tỷ phú giàu có nhất nước Mỹ đã tăng từ mức 2.948 tỷ USD lên 3.382 tỷ USD. Số lượng tỷ phú có mặt trong bảng xếp hạng của Forbes cũng tăng từ 614 lên 630 người. 5 người giàu nhất là các ông Jeff Bezos (Tập đoàn thương mại điện tử Amazon), Bill Gates (Tập đoàn công nghệ Microsoft), Warren Buffett (Tập đoàn đa ngành Berkshire Hathaway), Larry Ellison (Tập đoàn công nghệ Oracle) và Mark Zuckerberg (Tập đoàn công nghệ Facebook).
Tổng tài sản của 5 người này tăng 75,5 tỷ USD (tương đương tăng 19%). Tài sản của tỷ phú Elon Musk (tập đoàn công nghệ Tesla) đã tăng 48%, còn tỷ phú Mark Zuckerberg có thêm 46,2% giá trị tài sản. Đây là hai người có tốc độ tăng tài sản cao nhất trong 30 người giàu nhất nước Mỹ. Trong 30 tỷ phú đứng đầu danh sách của Forbes, chỉ có một người là tỷ phú bất động sản Donald Bren và cũng là người duy nhất bị hao hụt tài sản do tác động của dịch Covid-19.
Chủ đề liên quan:
cục dự trữ liên bang mỹ nền kinh tế Mỹ New England người nghèo nhà giàu PLVN Richard Clarida tháng 5 thị trường lao động Utah Wall Street Journal