Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Người nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam vẫn sống khỏe mạnh tại TPHCM

Người đầu tiên được phát hiện nhiễm HIV tại Việt Nam vào năm 1990 là một phụ nữ, hiện đang sống tại TP.HCM.

Thế giới phát hiện bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1959. 31 năm sau, vào tháng 12/1990, Việt Nam cũng ghi nhận ca HIV đầu tiên, là một phụ nữ 30 tuổi.

TS Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, người phụ nữ này lây bệnh từ chồng sắp cưới. Hiện tại, ở tuổi gần 60, bệnh nhân HIV đầu tiên của Việt Nam vẫn sống khoẻ mạnh tại TP.HCM.

Các xét nghiệm máu cho thấy hàm lượng virus trong máu nữ bệnh nhân rất thấp, dưới ngưỡng phát triển do bệnh nhân đều đặn dùng Thu*c suốt 28 năm qua với tinh thần thoải mái, cuộc sống điều độ. 

Bệnh nhân HIV vẫn sống thọ bình thường

Trước kia HIV được coi là căn bệnh đáng sợ, vô phương cứu chữa, gieo rắc cái ch*t cho những người xung quanh nhưng hiện nay, đây được coi là bệnh mạn tính, cần dùng Thu*c điều trị suốt đời.

Nếu điều trị bằng Thu*c kháng virus ARV sớm và duy trì đều đặn, các bệnh nhân nhiễm HIV vẫn sống khoẻ mạnh như bao người khác.

TS Hoàng Đình Cảnh

Bằng chứng ngay tại BV 09, Hà Nội – nơi chăm sóc và điều trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS vẫn đang có hơn 500 bệnh nhân ngoại trú, tức họ vẫn có cuộc sống ngoài xã hội bình thường như bao người khác.

Các nghiên cứu phủ rộng gần đây nhất cho thấy, ARV đủ sức chặn virus HIV lây truyền qua đường T*nh d*c nếu người bệnh tuân thủ điều trị.

Ông John Blandford, Giám đốc Chương trình HIV và lao của Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam khẳng định: “Việc điều trị sớm và tuân thủ phác đồ điều trị sẽ giúp tải lượng virus HIV trong máu xuống dưới ngưỡng (dưới 200 bản sao virus/ml máu). Khi đó người nhiễm không có khả năng lây truyền virus HIV qua đường T*nh d*c và cũng cho phép họ sinh con mà không lo lây nhiễm HIV sang con”.

TS Cảnh cho biết, các xét nghiệm trên những người có HIV đang điều trị tại Việt Nam cho thấy, 91% đã đạt được ngưỡng an toàn như chuyên gia của CDC đề cập.

Theo TS Cảnh, khi người nhiễm HIV đã được điều trị ARV từ 6 tháng trở lên, nồng độ virus HIV trong máu ở mức rất thấp, xuống dưới ngưỡng ức chế nên khả năng lây truyền sang những người khác rất thấp, thậm chí giảm tới 95% khả năng lây nhiễm HIV cho vợ hay bạn tình qua quan hệ T*nh d*c.

Nếu một người nhiễm HIV được điều trị bằng Thu*c ARV sớm và tuân thủ điều trị thì vẫn có thể sống khỏe mạnh và có tuổi thọ tương đương người không nhiễm HIV.

Tuy nhiên hiện nay, chỉ có 123.000/209.000 nhiễm HIV (chiếm 60%) tại Việt Nam đang điều trị ARV.

TS Cảnh cho biết, các Thu*c ARV được lựa chọn điều trị đều khá an toàn với người sử dụng, ít tác dụng phụ nên người bệnh vẫn có thể sinh hoạt, đi làm bình thường. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ sau uống có cảm giác mệt mỏi nhưng triệu chứng này sẽ qua nhanh.

Những trường hợp có phản ứng phụ với Thu*c như dị ứng, mệt mỏi nhiều, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, đổi phác đồ điều trị.

Thu*c ARV được cấp miễn phí tại BV huyện hoặc trạm y tế xã. Người nhiễm HIV có thể lĩnh Thu*c hàng tháng về uống tại nhà; khi ổn định có thể 3 tháng đến cơ sở y tế lĩnh Thu*c một lần.

Theo Thúy Hạnh - VietnamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nguoi-nhiem-hiv-dau-tien-tai-viet-nam-van-song-khoe-manh-tai-tphcm-n382125.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY