Khoa học hôm nay

Nguồn gốc của việc hóa trang rùng rợn trong Hallowen

Trải qua nhiều thế kỷ, trang phục Halloween trở thành một cuộc đua để thể hiện bản sắc và sự sáng tạo của mỗi người.

khác với sự đa dạng như ngày nay, trang phục halloween từ nửa đầu thế kỷ 20 rất đáng sợ. dựa trên nguồn gốc ngày lễ của người ngoại giáo và kitô giáo, đây là đêm xua đuổi tà ma hoặc đón người thân “về nhà”.

mọi người thường chọn quần áo rùng rợn, kỳ quái so với những trang phục lấy cảm hứng từ văn hóa đại chúng hiện đại, theo lesley bannatyne, một tác giả chuyên viết về lịch sử của halloween.

“trước khi trở thành một dịp để tiệc tùng, gặp gỡ gia đình, ngày 31/10 có mối liên hệ sâu sắc với ma quỷ và mê tín dị đoan. đó được coi là một ngày 'không bình thường', khi bạn hành động khác với các chuẩn mực của xã hội. mặc trang phục kỳ dị là một phần thiết yếu của truyền thống này”, cô nói.

Trang phục Halloween mang yếu tố ma quái trước khi được du nhập đến Mỹ.

Khởi nguồn của lễ hội cổ xưa

Theo cnn, trang phục halloween bắt nguồn từ hơn 2.000 năm trước. các nhà sử học coi lễ hội samhain của người ngoại giáo celtic là tiền thân của halloween - thường diễn ra vào vào cuối mùa thu hoạch và đánh dấu thời điểm phân chia trong năm giữa ánh sáng (mùa hè) và bóng tối (mùa đông).

Người Celtic tin rằng đây là lúc linh hồn đi sang thế giới con người, cánh cổng của các vị thần mở ra để đón chào những thế lực siêu nhiên. Nhiều người bày tỏ lòng thành bằng việc cúng tế thức ăn, trong khi một số khác thì mặc đồ cải trang, sử dụng da và đầu động vật để các linh hồn lang thang có thể hòa nhịp với người sống.

“Dân làng thường chơi khăm nhau ẩn sau trang phục của họ nhưng lại đổ lỗi cho các linh hồn. Mặt nạ và khăn choàng đầu được coi là những phương tiện để loại bỏ mọi nghi ngờ. Điều đó diễn ra trong suốt quá trình phát triển của Halloween", Bannatyne cho hay.

Ở những thế kỷ trước, người dân ưa chuộng hóa trang thành người ch*t hơn là nhân vật đại chúng.

Kitô giáo đã chấp nhận 31/10 như một ngày lễ vào thế kỷ 11. Cụm từ "Halloween" bắt nguồn từ "All-Hallows Eve" - hay còn gọi là một ngày trước lễ Các Thánh (1/11).

Ở Anh và Ireland vào thời trung cổ, người dân thường mặc những trang phục tượng trưng cho linh hồn người ch*t, đi từ nhà này sang nhà khác để thay mặt họ nhận các món ăn hoặc "bánh linh hồn" - một phong tục được gọi là "khất thực cô hồn" (went-a-souling).

Từ cuối thế kỷ 15, mọi người sử dụng quần áo ma quái để nhân cách hóa linh hồn, đọc thơ, hát và diễn kịch để đổi lấy thức ăn - bắt nguồn từ nghi lễ có tên gọi là “mumming”.

Sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ

Khi làn sóng nhập cư của người ireland và scotland đến mỹ vào thế kỷ 18, truyền thống về halloween cũng được mang đến vùng đất này.

Theo nancy deihl, giám đốc chương trình nghiên cứu trang phục của đại học new york, halloween trở nên phổ biến trong văn hóa mỹ suốt nhiều thập kỷ.

“Người dân ở vùng nông thôn Mỹ trang điểm đáng sợ và sử dụng bất cứ thứ gì có sẵn ở nhà như khăn trải giường, mặt nạ. Khả năng ngụy trang là một phần quan trọng của trang phục”, Deihl nói với CNN.

Halloween là một trong những lễ hội được người Mỹ mong chờ nhất trong năm.

Vào những năm 1920-1930, nhiều nước thường tổ chức lễ hội hóa trang ma quỷ hàng năm cho cả người lớn và trẻ em. Việc chuẩn bị trang phục đôi khi được bắt đầu rất sớm, vào khoảng tháng 8. Halloween diễn ra giữa mùa hè và lễ Giáng sinh nên được chú ý và đón nhận đông đảo, theo CNN.

“Đó là một cách để mọi người tụ tập với nhau trước khi chuyển mùa. Các nhà tiếp thị đã tận dụng điều này để xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả hơn", Deihl khẳng định.

Thập kỷ này cũng là thời điểm xuất hiện những bộ trang phục chịu ảnh hưởng của văn hóa đại chúng. Công ty J. Halpern (hay còn gọi là Halco) ở Pittsburgh, Pennsylvania đã cấp phép hình ảnh của các nhân vật hư cấu như Popeye, Olive Oyl, Little Orphan Annie và Mickey Mouse vào khoảng thời gian này, theo Bannatyne.

"Mọi người cũng trở nên thích thú với việc đóng giả các nhân vật ở rìa xã hội. Cướp biển, người Di Gan hay những người vô gia cư cũng là những lựa chọn trang phục phổ biến”, Deihl nói thêm.

Những truyền thống trong lễ hội Hóa Lộ Quỷ dần phổ biến tại Mỹ.

Bannatyne cho biết vào giữa những năm 1940, báo chí đã gọi tình trạng mất kiểm soát vào ban đêm là "vấn nạn Halloween", trang phục có thể là "một phần nguyên nhân kích hoạt hành vi đó".

Để hạn chế thiệt hại do tội phạm gây ra, các chính quyền địa phương và quốc gia đã cố gắng cải biên lại dịp lễ này. Họ muốn biến nó thành một hoạt động dành cho trẻ nhỏ. Năm 1942, Hội đồng thành phố Chicago đã bỏ phiếu để bãi bỏ Halloween và thay vào đó là "Ngày bảo tồn" (Conservation Day).

Bước ngoặt mới của trang phục Halloween

Anna-Mari Almila, một nhà nghiên cứu xã hội học tại trường Cao đẳng Thời trang London, chia sẻ: "Trong suốt chiều dài lịch sử, Halloween đã trải qua những lần thay đổi lớn. Mối liên hệ ban đầu giữa nó với cái ch*t ngày càng mỏng manh, điều này tạo không gian cho các loại trang phục đa dạng hơn".

Sau Thế chiến II, khi TV đưa văn hóa đại chúng đi sâu vào đời sống gia đình, trang phục Halloween của người Mỹ chỉ chiếm vị trí sau siêu anh hùng, nhân vật truyện tranh và giải trí.

Trong giai đoạn người lớn bắt đầu hóa trang vào dịp Halloween, cách tiếp cận trang phục của họ mang tính vui nhộn hơn là đáng sợ. Họ thường lấy cảm hứng từ bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao hoặc Indiana Jones, ít yếu tố ma quỷ hoặc ma cà rồng.

Ngày nay, trang phục Halloween không còn đáng sợ nữa.

Tuy nhiên, những bộ trang phục đáng sợ vẫn được khuyến khích rộng rãi bởi hàng loạt phim kinh dị giật gân nổi lên vào những năm 1970-1980, từ Halloween của John Carpenter đến A Nightmare on Elm Street của Wes Craven.

Những thập kỷ gần đây cũng chứng kiến cộng đồng LGBT trên khắp xứ sở cờ hoa xem ngày lễ này như một dịp để ăn mặc sexy, tổ chức các cuộc diễu hành, góp phần vào sự bùng nổ của những bữa tiệc Halloween.

“Trang phục Halloween đã chuyển từ ngụy trang sang hóa trang một cách toàn diện. Ngày nay, nó là một lễ hội lớn của các nước phương Tây. Halloween cũng được tập trung hơn vào việc thể hiện trí tưởng tượng của con người. Điều này giải thích cho sự thành công của nó trên toàn cầu”, Almila cho hay.

Còn với Deihl, cô cho rằng hiện nay ít người tự may hay thể hiện sự sáng tạo trong trang phục Halloween so với thời kỳ đầu. Phần lớn mọi người đều chọn những phụ kiện có sẵn.

“Halloween đã phản ánh nhiều hơn về thời đại chúng ta đang sống. Tôi hy vọng mọi người bộc lộ cá tính qua việc tự chế tạo trang phục như họ đã từng làm", Deihl nhấn mạnh.

Theo Phương Thảo/ Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/giai-ma/nguon-goc-cua-viec-hoa-trang-rung-ron-trong-hallowen-1455160.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY