Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hằng thuận

Hiện nay, bên cạnh các lễ cưới truyền thống, có không ít các lứa đôi chọn cách tổ chức lễ cưới tại chùa theo các nghi thức Phật giáo, lễ cưới này được gọi là lễ Hằng thuận. Nhiều nghệ sĩ như: ca sĩ Đăng Khôi, ca sĩ Thủy Tiên, ca nương Kiều Anh… cũng đã tổ chức lễ Hằng thuận ở chùa để mong có được một hạnh phúc gia đình viên mãn.

>> Năm mới 2022 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2022 mới nhất nhé!

1./ Hiểu thế nào là lễ hằng thuận?

Hiện nay, bên cạnh các lễ cưới truyền thống, có không ít các lứa đôi chọn cách tổ chức lễ cưới tại chùa theo các nghi thức Phật giáo, lễ cưới này được gọi là lễ Hằng thuận.

Nhiều nghệ sĩ như: ca sĩ đăng khôi, ca sĩ thủy tiên, ca nương kiều anh… cũng đã tổ chức lễ hằng thuận ở chùa để mong có được một cuộc sống vợ chồng viên mãn.

Lễ hằng thuận vợ chồng ca sĩ đăng khôi.

Lễ hằng thuận vợ chồng ca sĩ thủy tiên.

Lễ hằng thuận vợ chồng ca nương kiều anh

2./ Nguồn gốc lễ Hằng thuận:

Lễ Hằng thuận bắt nguồn từ khi Đức Phật còn tại thế. Có một lần Đức Thế Tôn trở về thăm Vương thành Ca Tì La Vệ. Một ngày đặc biệt trong chuyến về lại cố hương của Đức Thế Tôn, gặp dịp cả kinh thành chuẩn bị làm lễ thành hôn cho Vương tử Mahanam, có thỉnh Đức Thế Tôn và Tăng đoàn vào hoàng cung chứng minh cho hôn lễ.

trọn đời; cùng đối diện với những nghiệp chướng của cuộc đời; cùng chia sẻ với nhau những gian khó trước những khúc quanh của đời người; cùng nâng đỡ nhau tạo thiện nghiệp, khuyên can nhau dứt trừ ác nghiệp và luôn tùy thuận với nhau để cùng tu tập. Mượn nhân duyên vợ chồng để đồng làm pháp lữ tạo thiện nghiệp. Vui cũng thuận, buồn cũng thuận. Thành công cũng thuận, thất bại cũng thuận. Giàu cũng thuận, nghèo kém cũng thuận.

thế nên được gọi là lễ hằng thuận nghĩa là, luôn thuận bên nhau suốt cả cuộc đời. cho dù nắng hay mưa, hạnh phúc hay đau khổ.

Kể từ đó, trong Phật giáo mới tổ chức Lễ hằng thuận quy y.

3./ Vì sao lại gọi là lễ Hằng thuận?

Vì sao lại gọi là lễ Hằng thuận tại chùa mà lại không gọi là đám cưới?

4./ Ý nghĩa đạo đức văn hóa và tâm linh:

Ở việt nam, lễ hằng thuận được tổ chức trang nghiêm tại chùa hoặc thiền viện. ngoài ra, lễ hằng thuận cũng có thể được tổ chức ở nhà thờ tổ của dòng họ. theo tên gọi, “hằng” là thường xuyên, luôn luôn, còn “thuận” là hòa thuận, đồng thuận, hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong cuộc sống. do đó, mục đích chính của lễ hằng thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Tình yêu không đơn thuần chỉ có một vị ngọt mà nó còn có đủ cả những gì gọi là đắng cay và chua chát. Nếu trong tình yêu, người ta chỉ biết đắm say trong những lời nói ngọt ngào thì tình yêu đó sẽ chưa thể gọi là một tình yêu bền vững. Cay đắng trong cuộc đời, cay đắng trong tình yêu mà ta đã từng nếm trải không phải là cái mà ai cũng muốn, nhưng rồi cũng chính những vị chua cay đó đã giúp cho chúng ta hiểu được giá trị của một tình yêu chân thành.

Hãy trân trọng những sóng gió trong cuộc đời mà chúng ta đã từng trải qua. Vì nếu không có những lần khó khăn này thì mỗi chúng ta sẽ chưa thể hiểu được nhau. Và khi sự đồng cảm chưa được thiết lập thì tình thương yêu cũng sẽ không có mặt.

Tình yêu đặt trên nền tảng của Phật – Pháp – Tăng sẽ là một tình yêu bền vững, có trí tuệ, biết cách chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau của ta và của người, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, luôn nghĩ đến hạnh phúc của người khác mà hy sinh, không vì lợi ích cá nhân. Hãy làm chủ trong tình yêu của mình. Hãy để chúng thăng hoa trên nền tảng của sự hiểu biết và khi đó tình thương yêu sẽ luôn hiện hữu trong suốt quãng đường đời sau này.

Hôn nhân là nét đẹp văn hóa truyền thống để kế thừa dòng dõi huyết thống và cuộc hôn nhân đó cũng đặt trên sự tự nguyện, không ràng buộc. “hằng thuận chúng sanh” là một nghệ thuật sống hòa hợp, độ lượng với người khác. và lễ hằng thuận cũng chính là từ ý nghĩa này.

Thông qua buổi lễ, đôi tân hôn phải sống hòa thuận, nhường nhịn trong tinh thần tương kính, hy sinh và phục vụ. Một tình yêu đẹp là sự vắng mặt của tham sân si, là sự đổ vỡ của thế giới hữu ngã, là sự có mặt của lòng hy sinh. Và từ giờ trở đi không còn khái niệm nào là “của anh”, “của tôi” mà tất cả đều là của chung.

5./ Mục đích chính của lễ Hằng Thuận

Mục đích chính của lễ Hằng Thuận là làm thế nào để cho đôi vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của nền tảng đạo đức tâm linh trong đời sống gia đình, để từ đó hướng đến đời sống hôn nhân thật sự an lạc hạnh phúc. Để thực hiện được điều này, trước hết đôi vợ chồng phải hết lòng yêu thương nhau, chung thủy, tôn trọng, quý kính lẫn nhau và luôn luôn hòa thuận với nhau và cùng nhau hướng đến những điều thánh thiện và cao thượng trong cuộc sống như hàm nghĩa của hai từ Hằng Thuận toát lên.

6./ Quy trình tổ chức:

Trước khi tổ chức lễ Hằng thuận, cô dâu, chú rể, và gia đình hai bên phải đến chùa hoặc thiền viện xin ý kiến của sư thầy trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý mới bắt đầu công việc chuẩn bị cho buổi lễ. Nghi thức của lễ Hằng thuận tiến hành có phần khác với lễ cưới thông thường.

>> Xem ngay TỬ VI 2022 mới nhất!

>> Xem ngay VẬN HẠN 2022 mới nhất!

Tác giả: Bảo Châu

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/nguon-goc-va-y-nghia-cua-le-hang-thuan.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY