Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguồn máu dự trữ cạn kiệt: Hàng ngàn người bệnh như đứng trên bờ vực

Đến trưa 6/2, lượng máu dự trữ tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chỉ còn 5.435 đơn vị. Con số này quá ít so với nhu cầu 2.500 – 3.000 đơn vị máu cần cung cấp cho các bệnh viện mỗi ngày.

Hàng ngàn người bệnh đang chờ truyền máu. (Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) đang diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng và sự ổn định của toàn xã hội.

Bên cạnh đó có một nguy cơ khác trong công tác điều trị cho các bệnh nhân tại các bệnh viện đó là tình trạng máu để truyền cho đang cạn kiệt.

Khan hiếm nguồn máu dự trữ

Đến trưa 6/2, lượng tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chỉ còn 5.435 đơn vị, trong đó nhóm A chỉ có khoảng trên 200 đơn vị và chủ yếu ưu tiên cho cấp cứu.

Tại nhiều bệnh viện, những

Thạc sỹ Vi Quỳnh Hoa - Giám đốc Trung tâm Truyền máu (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết hiện tại lượng máu trong kho máu của bệnh viện đã cạn kiệt, trong đó chỉ còn 10 đơn vị nhóm máu O và 2 đơn vị nhóm máu A.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt tuyến đầu của cả nước, thường xuyên tiếp nhận các trường hợp chấn thương nặng, đa chấn thương với tổng số ca mổ trên 70.000 ca/năm. Sau dịp Tết, tình trạng máu cạn kiệt dẫn tới không có cung cấp cho các trường hợp cấp cứu, các trường hợp mổ phiên được khắc phục bằng cách kêu gọi người nhà

Năm nay có thêm một nguyên nhân nữa và cũng là mối lo mới – dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (2019-nCoV) đang diễn biến hết sức phức tạp, kéo theo hệ lụy là tình trạng thiếu máu cho điều trị càng trầm trọng hơn.

Trước đó, vào ngày 1/2, lượng của Viện chỉ còn 6.700 đơn vị máu. Dự trù máu từ các bệnh viện mỗi ngày lên tới 1.500 đơn vị; trong khi Viện chỉ tiếp nhận được 226 đơn vị máu trong 10 ngày (từ 29 Tết đến mùng 8 Tết). Khối hồng cầu, khối tiểu cầu là các chế phẩm bị thiếu hụt trầm trọng nhất hiện nay và dự báo tình trạng có thể kéo dài nhiều tuần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp máu cho 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố – khu vực Viện đảm nhiệm cung cấp máu.

Tình trạng khan hiếm máu cho điều trị cũng xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ…

Theo lãnh đạo Bệnh viện Truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị đảm bảo cung cấp máu cho hầu hết các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh), lượng của Bệnh viện vào sáng 1/2 chỉ còn khoảng 4.000 đơn vị, trong khi nhu cầu sử dụng máu của các bệnh viện toàn thành phố sau kỳ nghỉ Tết tăng đột biến so với các năm trước, mỗi ngày cần 800 – 1.000 đơn vị máu.

Nhiều bệnh viện kêu gọi người dân tham gia hiến máu nhân đạo.

Các hoạt động hiến máu bị ảnh hưởng bởi 2016-nCoV

Sau Tết âm lịch, do tình hình thời tiết giá rét, tâm lý e dè hiến máu đầu năm và đặc biệt là tình hình bùng phát dịch viêm đường hô hấp do nCoV đã làm trầm trọng thêm nguy cơ thiếu nguồn cung cấp máu cho ở tất cả các bệnh viện do thiếu người hiến máu.

Theo Viện huyết học Truyền máu Trung ương, trước Tết, lượng máu do các Trung tâm Máu trên toàn quốc thu nhận được khá cao nhờ sự hỗ trợ tối đa của Chương trình Chủ Nhật đỏ do Báo Tiền Phong, Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia phối hợp tổ chức cùng sự tham gia nhiệt tình của nhiều đơn vị, tổ chức, trường học và người dân.

Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ Tết kéo dài, lượng hiện đã cạn kiệt và những đơn vị máu còn lại cũng đã cận hạn sử dụng, không thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị.

Nhiều lịch hiến máu đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng đã bị các đơn vị từ chối, trì hoãn trước nỗi lo ngại về ảnh hưởng của dịch bệnh; dẫn đến lượng máu dự kiến tiếp nhận trong những ngày tới cũng chỉ vài chục đến vài trăm đơn vị mỗi ngày. Con số này quá ít so với nhu cầu 2.500 – 3.000 đơn vị máu cần cung cấp cho các bệnh viện mỗi ngày ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chưa kể các địa phương khác trong cả nước.

Bác sỹ Phạm Tuấn Dương lý giải, dịch bệnh máu ở tất cả các cơ sở y tế đều ở mức đe dọa, không còn đảm bảo khả năng cấp cứu, điều trị.

Để kịp thời đáp ứng nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã có công văn báo cáo Bộ Y tế để được phép huy động vận động nhiều người hiến máu song song với tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.

Viện cũng kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu (đặc biệt là nhóm O, nhóm A) và hiến tiểu cầu và mong muốn các cơ quan, đơn vị duy trì lịch hiến máu theo kế hoạch và tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân viên, người dân tham gia hiến máu.

Tại các điểm hiến máu - nơi diễn ra hoạt động chuyên môn tiếp nhận máu, các biện pháp phòng dịch sẽ được Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và các đơn vị chuyên môn tiếp nhận hiến máu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế như: tuyên truyền cho người hiến máu về các biện pháp phòng bệnh, cung cấp dung dịch sát khuẩn nhanh và khẩu trang y tế cho người hiến máu…/.

Thuỳ Giang (Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp do Virus Corona

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/nguon-mau-du-tru-can-kiet-hang-ngan-nguoi-benh-nhu-dung-tren-bo-vuc/621805.vnp)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi mới đi khám và được chẩn đoán mắc sỏi mật, tôi rất lo lắng. Xin quý báo tư vấn giúp chế độ ăn phù hợp với người bệnh sỏi mật. Tôi xin cảm ơn. Đỗ Văn Nghĩa (Gia Lai)
  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
  • Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY