Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Nguy cơ khi đi giày cao gót thường xuyên

Tôi có chiều cao khiêm tốn, lại làm công việc văn phòng nên thường xuyên phải đi giày cao gót. Mong bác sĩ tư vấn, việc đi giày cao gót thường xuyên ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

Lê Ngọc Anh (Hà Nam)

Giày cao gót dường như là một vật hỗ trợ không nhỏ đến việc cải thiện vóc dáng cũng như các bước đi của phái nữ. Thế nhưng, nếu cứ làm bạn với đôi quanh năm suốt tháng thì vô tình có thể mang đến những bất lợi không nhỏ cho hệ xương.

Thông thường, trên bàn chân có 3 điểm sẽ phải chịu áp lực dồn nén là ngón cái, ngón út và gót chân. Do đó, nếu quá thường xuyên thì bạn có thể gặp phải những vấn đề về cột sống lưng, khớp gối... từ sớm. Thường xuyên sẽ khiến cơ thể nghiêng về phía trước, tạo áp lực ở lưng dưới, cột sống, thắt lưng và cả hông, đầu gối. Áp lực này sẽ tác động trực tiếp lên cột sống gây ra hậu quả làm mắc kẹt, chèn ép lên các sợi dây thần kinh dẫn tới các bệnh lý xương khớp. Đi giày cao gót làm mất cân bằng, khả năng bị ngã do mang giày cao gót sẽ cao hơn, có thể dẫn tới bị bong gân hoặc vỡ mắt cá chân...

Để an toàn khi cao gót, bạn nên chọn loại giày da mềm, độ cao vừa phải. Khi đến công sở thì nên tháo giày, đi sang dép thấp để giảm thời gian cao gót. Khi thấy đau bàn chân hay cổ chân thì không nên cao gót, rất dễ bị chấn thương.

BS. Hồng Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nguy-co-khi-di-giay-cao-got-thuong-xuyen-n166521.html)
Từ khóa: giày cao gót

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY