Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nguy cơ nhiễm cúm vào mùa lạnh

Trẻ em lẫn người lớn đều có thể mắc cúm, đặc biệt vào mùa lạnh và cần tiêm vaccine hằng năm để phòng bệnh chủ động cũng như tránh biến chứng nguy hiểm.

Theo bs.cki bạch thị chính, giám đốc y khoa hệ thống tiêm chủng vnvc, cúm mùa là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, có khả năng lây nhiễm rất cao và rất nhanh. cúm mùa có thể gây dịch và đại dịch.

Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để ngừa bệnh cúm. Ảnh: VNVC

Số liệu của tổ chức y tế thế giới (who) cho thấy, hàng năm ước tính có 5-20% người trưởng thành và 20-30% trẻ em mắc cúm. dịch cúm gây ra 3-5 triệu ca cúm nặng và 250.000-500.000 ca t* vong trên toàn cầu mỗi năm.

Tại việt nam, theo bộ y tế, trung bình có hơn 800.000 người mắc cúm mỗi năm, với các virus gây bệnh thường gặp là cúm a/h3n2, a/h1n1 và cúm b. đặc biệt, thời tiết lạnh ẩm, nhiệt độ thay đổi thất thường vào mùa thu đông như hiện nay ở miền bắc là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển. các hoạt động giao thương, vui chơi, sinh hoạt, học tập được nối lại sau nhiều tháng giãn cách xã hội cũng có thể làm tăng nguy cơ lây lan virus cúm.

Bác sĩ bạch thị chính cho biết, bệnh cúm mùa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. bệnh thường diễn tiến lành tính với các triệu chứng nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. tuy nhiên, cúm cũng có thể diễn tiến thành ác tính ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch. di chứng của cúm không chỉ ngay trước mắt mà còn có thể gây viêm khớp, các bệnh lý tim mạch như đột quỵ... sau này.

Những nhóm dễ gặp biến chứng nặng hơn khi mắc cúm là trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người bị các bệnh mạn tính, bệnh lý nền, người bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân hiv. phụ nữ mang thai nhiễm cúm trong 3 tháng đầu có khả năng sẩy thai, thai lưu hoặc dị tật thai nhi.

Bệnh cúm thường có biểu hiện ngay sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh (thời gian ủ bệnh thường từ 1-5 ngày). những triệu chứng ban đầu có thể gặp là sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi... trẻ em khi mắc cúm có thể có thêm triệu chứng đau tai, đau họng, tiêu chảy, nôn mửa.

Bác sĩ Bạch Thị Chính cảnh báo những dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với cảm thông thường nên rất nhiều người xem nhẹ. Việc chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn có thể khiến bệnh chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí T* vong nếu không được xử lý kịp thời.

Cách phòng bệnh cúm

Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc người nghi ngờ mắc bệnh

- Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người như siêu thị, bệnh viện, công viên...

- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao đề kháng

- Tiêm vaccine phòng cúm

"tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để ngừa bệnh cúm. tiêm ngừa vaccine cúm hàng năm mang lại những lợi ích to lớn, giúp trẻ em và người lớn giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh, nguy cơ biến chứng nặng, nhập viện và t* vong do cúm", bác sĩ bạch thị chính cho hay.

Việt nam là quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới nên virus cúm (cả virus cúm nam bán cầu và cúm bắc bán cầu) có thể xuất hiện quanh năm. theo nghiên cứu của các nhà dịch tễ học, cúm mùa thường đạt đỉnh vào tháng 3-4 và 9-10 hàng năm, có xu hướng gia tăng vào mùa đông - xuân. tuy nhiên, mọi người dân nên tiêm chủng càng sớm càng tốt, vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, bởi việc trì hoãn tiêm chủng có thể dẫn đến mắc bệnh trước khi kịp tiêm vaccine.

Khả năng bảo vệ của vaccine cúm sau khi tiêm ngừa lên đến 97%. tuy nhiên, nồng độ kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian và các chủng virus cúm biến đổi liên tục mỗi năm nên việc tiêm nhắc lại vaccine cúm hằng năm là rất cần thiết để duy trì sự bảo vệ cao nhất.

Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 vẫn tiếp diễn, bác sĩ bạch thị chính cảnh báo việc đồng nhiễm virus sars-cov-2 và virus cúm mùa là điều hoàn toàn có thể xảy ra. đây là bộ đôi đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại anh cho thấy bệnh nhân covid-19 không tiêm phòng cúm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 45-58%, nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn 40% và khả năng bị nhiễm trùng huyết cao hơn 36-45%. người chưa tiêm vaccine cúm cũng có nhiều khả năng phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt và cấp cứu hơn. các bệnh nhân covid-19 được tiêm phòng cúm có thể được bảo vệ trước một số biến chứng nghiêm trọng, giảm nhu cầu điều trị chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ hô hấp xâm lấn cũng như giảm tỷ lệ t* vong gây ra do covid-19.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh cúm có rất nhiều điểm tương đồng với covid-19 như sốt, sổ mũi, ho,... chủng ngừa vaccine cúm đầy đủ, đúng lịch sẽ giúp giảm nhầm lẫn triệu chứng của covid-19 và cúm mùa để điều trị bệnh kịp thời.

Vaccine phòng cúm cần được tiêm nhắc lại mỗi năm một lần để duy trì sự bảo vệ cao nhất. ảnh: vnvc

Bác sĩ bạch thị chính cho biết trước đây, việt nam chỉ có vaccine cúm tam giá chứa 3 chủng cúm gồm a/(h3n2), a/(h1n1) và một chủng cúm b (yamagata hoặc victoria). từ tháng 10, hệ thống tiêm chủng vnvc đã đưa vào sử dụng vaccine cúm tứ giá mới cho trẻ em, người lớn. đây là vaccine duy nhất tại việt nam hiện nay có thể phòng 4 chủng virus cúm mùa nguy hiểm nhất, đang được sử dụng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Tất cả người dân từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm vaccine cúm. trẻ em dưới 9 tuổi chưa từng tiêm chủng vaccine cúm trước đó, cần được bảo vệ bởi 2 liều cúm, mỗi liều cách nhau tối thiểu một tháng và tiêm nhắc 1 mũi hàng năm. trẻ lớn từ 9 tuổi và người lớn cần tiêm vaccine mỗi năm một lần.

"lợi ích lớn nhất của vaccine cúm là ngăn ngừa bệnh cúm, lợi ích tiềm năng của vaccine cúm là dự phòng covid-19. trong khi chờ vaccine covid-19 đạt hiệu quả miễn dịch cộng đồng, tiêm vaccine cúm có thể giúp cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân covid-19, giảm gánh nặng cho hệ thống y tế vốn đã quá tải do đại dịch", bác sĩ bạch thị chính cho hay.

Anh Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguy-co-nhiem-cum-vao-mua-lanh-4383128.html)

Chủ đề liên quan:

ngừa cúm vaccine cúm

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY