Cũng như người khỏe mạnh, người bệnh ĐTĐ có đáp ứng miễn dịch khi tiêm và việc tiêm phòng có thể giúp người bệnh ĐTĐ sống khỏe hơn, tránh các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.
Tuy nhiên cho đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có một dự định cụ thể hay một sự đồng thuận nào về việc tiêm phòng cho người bệnh ĐTĐ.
Vì vậy, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những vắc-xin đã được chứng minh là hiệu quả trên người bệnh ĐTĐ và nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chích ngừa hiệu quả.
Người bệnh ĐTĐ khi nhiễm cúm, bệnh dễ trở nặng, tình trạng nhiễm khuẩn xấu hơn, nhiều biến chứng mạch vành, nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn hai-bốn lần, tỷ lệ nhập viện cao hơn sáu lần trong mùa dịch cúm và tỷ lệ Tu vong từ 5 đến 15%.
Tất cả người bệnh ĐTĐ, kể cả phụ nữ mang thai, nên được tiêm phòng cúm mỗi năm một lần. Thời điểm tốt nhất để tiêm ngừa là vào đầu mùa cúm mỗi năm (thường là mùa thu hay mùa đông).
Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy ĐTĐ khi kết hợp với các bệnh nhiễm phế cầu có thể gây ra viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và viêm màng não... Tiêm vắc-xin phế cầu giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm do phế cầu.
Có thể tiêm vào cùng thời điểm với cúm hay vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Người bệnh cần tiêm ít nhất một mũi vắc-xin. Mũi tiêm thứ hai có thể cần thiết nếu tiêm mũi đầu trước đó ít nhất 5 năm và người bệnh đã trên 65 tuổi.
Virus viêm gan B (HBV) gây bệnh viêm gan siêu vi, nguy hiểm đến tính mạng, thường dẫn đến bệnh gan mạn tính, nguy cơ Tu vong cao vì xơ gan và ung thư tế bào gan. Người bệnh ĐTĐ có nguy cơ nhiễm HBV cao gấp 2,1 lần so với người không bị ĐTĐ.
Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị cho mình về việc tiêm các khác: ngừa viêm gan A, ngừa sởi - quai bị - rubella, ngừa cầu khuẩn màng não, uốn ván - bạch hầu - ho gà, thủy đậu, zona.
Theo ThS.BS Diệp Thị Thanh Bình - Phụ nữ TPHCMBV Đại học Y Dược TPHCM