Tam giới (三界 ba cõi-sa. triloka) theo ý nghĩa của Phật giáo bao gồm Dục giới (thế giới vật chất nơi chúng sinh có nhiều ham muốn, nhưng cũng bị nhiều hạn chế, điển hình là Thế gian của chúng ta), Sắc giới (thế giới vật chất nơi chúng sinh ít ham muốn hơn, vì không còn nhu cầu vật chất, không còn thân thể vật chất, chỉ còn hình bóng, đó là các Cõi trời hay Tây phương Cực lạc của Phật A Di Đà, đó là thế giới thông tin hoàn toàn bằng softwares, không có hardwares), Vô Sắc giới (thế giới tinh thần, không còn vật chất, cũng không còn hình bóng, không phải có ý thức, tâm niệm, cũng không phải không có ý thức, tâm niệm, chúng sinh giao tiếp trực tiếp, không cần biểu hiện qua ngôn ngữ hay hình sắc bên ngoài, điển hình là Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Như vậy tam giới bao gồm toàn bộ thế giới vật chất và tinh thần với vô lượng cõi giới và chúng sinh trong đó.
Cụ thể:
1.Dục giới (欲 界 kāmaloka, Kamavaca) là cõi giới của các loài chúng sinh ở Địa ngục (地獄; naraka), Ngạ quỷ (餓鬼, sa. preta Quỷ đói), Súc sinh (畜生, sa. paśu), A-tu-la (阿修羅; asura), Người (人世, sa. nāra) và Trời (六欲天 Lục dục thiên) . Đặc trưng của cõi giới này là chúng sinh rất nhiều ham muốn về tính dục, ăn uống, ngủ nghỉ, hưởng lạc thú. Trên cõi thế gian, người và súc sinh ở chung trong 4 châu lục là Đông Thắng Thần Châu, Bắc Câu Lô Châu, Nam Thiệm Bộ Châu (còn gọi là Diêm Phù Đề) và Tây Ngưu Hóa Châu. Ở giữa các châu là núi Tu di. Đó là đại khái quan niệm về địa lý của thời Đức Phật. Đông Thắng Thần Châu là Trung Quốc; Bắc Câu Lư Châu là Âu Châu, Nga, Nhật Bản, Bắc Mỹ; Nam Thiệm Bộ Châu là Nam Á; Tây Ngưu Hóa Châu là Đông Nam Á. Núi Tu Di là dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Các hồn ma và quỷ đói thì ở trong Địa ngục, đó là chúng sinh có nhiều tội lỗi nghiệp chướng nên phải chịu hình phạt khắc nghiệt ở nơi tăm tối đầy cảnh ghê rợn.
Chúng sinh ở thế giới cao hơn cõi người là cõi trời gồm 6 tầng gọi là Lục Dục Thiên bao gồm : Tứ thiên vương (四天王, sa. cāturmahārājika)), Đao lợi (忉利 hay Tam thập tam thiên 三十三天, sa. trayastriṃśa tức 33 cõi trời ), Tu Dạ Ma Thiên (須夜摩天, sa. suyāma), Ðâu Suất Thiên (兜率天, sa. tuṣita), Hóa Lạc Thiên (化樂天, sa. nirmāṇarati), Tha Hóa Tự Tại Thiên (他化自在天, sa. paranirmitavaśavarti). Nói chung chúng sinh ở cõi trời có nhiều phước báo nên có thọ mạng lâu dài, hưởng nhiều lạc thú. Đó là cõi tiên theo quan niệm của người Trung Hoa.
2. Sắc giới (色界, sa. rūpaloka, rūpadhātu Rupâvacara) là cõi giới của loại chúng sinh không còn nhiều ham muốn, khá thanh tịnh, không còn xác thân vật chất nhưng vẫn còn hình sắc bóng dáng có thể nhìn thấy và nghe thấy được. Ta có thể tưởng tượng sắc giới là thế giới ảo không trọng lượng nhưng vẫn thấy và nghe được, giống như sóng điện từ mang tín hiệu âm thanh và hình ảnh, ánh sáng, tín hiệu kỹ thuật số. Đó là các bit thông tin không trọng lượng nhưng vẫn còn số lượng, một loại vật chất rất nhẹ không thể cân được nhưng vẫn đo đếm được. Sắc giới có 5 cảnh giới là : Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền và Tịnh Phạm Thiên. Mỗi cảnh giới cũng có nhiều tầng bậc, càng cao càng thanh tịnh, tất cả có 20 bậc.
3. Vô Sắc giới (無色界, sa. arūpaloka, arūpadhātu Arupuvacara) là cõi giới vô hình vô tướng, không còn sắc, thanh hương, vị, xúc (cảm giác về hình dáng màu sắc, âm thanh, mùi, vị, tiếp xúc). Chúng sinh ở cõi này chỉ còn ý thức, không còn thân thể hình bóng gì cả. Họ cũng không dùng âm thanh ngôn ngữ để giao tiếp vì họ đã hòa lẫn vào nhau, không cần nói, không cần giao tiếp cũng hiểu nhau. Vô Sắc giới có 4 cảnh giới là : Không vô biên xứ (空無邊處, sa. ākāśanantyāyatana Akàsànantyàyatana) là khoảng trống không vô tận, Thức vô biên xứ (識無邊處, sa. vijñānanantyāyatana Vijnànanantyàyatana) là sự hiểu biết vô cùng tận, Vô sở hữu xứ (無所有處, sa. ākiṃcanyāyatana, Akincanyàyatana) là cõi giới không có gì cả vì đã biết tất cả đều là huyễn ảo do tâm thức tạo ra, Phi tưởng phi phi tưởng xứ (非想非非想處, sa. naivasaṃjñā-nāsaṃjñāyatana, Naisvasàmjnànasamjnàyatana) là cõi giới vô định, không có tư duy mà cũng không phải không tư duy, không phải ý thức cũng không phải vô thức.
Nhưng tam giới kể cả vật chất và tinh thần có nguồn gốc từ đâu ? Đó chính là nội dung của bài viết này.
Sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca hơn 2500 năm trước, phát hiện rằng tam giới chỉ là Tâm. Tam giới là sự ảo hóa được giả lập từ “Tâm như hư không vô sở hữu” (Tâm giống như hư không, bất nhị, không phải thật cũng không phải không thật). Vì vậy về sau, ý này được tổng kết trong bộ kinh Thành Duy Thức Luận do Huyền Trang biên dịch: Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.
Nguyên lý hình thành tam giới được diễn tả trong thuyết Duyên Khởi của Phật giáo, thuyết này còn được gọi là Thập nhị nhân duyên, bởi vì có 12 mắt xích hình thành nên chuỗi biến hóa theo một vòng tròn luân hồi nhốt chúng sinh ở trong đó chịu khổ, từ Vô minh cho tới Lão tử.
Vòng tròn luân hồi Thập nhị nhân duyên |
Nguyên lý chủ yếu nhất là vô minh. Vô minh không phải là sự không sáng suốt để phân biệt được đâu là đúng sai. Đúng hay sai cũng đều là vô minh. Vô minh là một bóng tối làm nền cho sự ảo hóa, nếu không có nó thì ảo hóa bất thành, vũ trụ không thể thành lập. Vô minh biểu hiện như thế nào ? Vô minh đòi hỏi sự thật cần phải được che giấu bớt một phần, giống như các nhà ảo thuật phải có cái gì đó che giấu không để cho khán giả thấy, hoặc ngay cả một nhà đặc dị công năng như Hầu Hi Quý cũng cần phải có một chút gì đó che giấu, chẳng hạn khi dùng tâm niệm di chuyển cái bàn mạ vàng của ông Lý Gia Thành, ông cũng phải có một tấm vải đen trải lên sàn nhà để cái bàn đội lên, hoặc khi biến ra thức ăn, ông phải dùng mảnh vải đậy cái tô lại, khi dỡ mảnh vải thì thấy thức ăn đã có trong đó. Bởi vì nếu có ai đó nhìn thấy thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Điều đó tương ứng với việc hạt electron nếu có người quan sát thì nó vẫn là hạt electron, khi đi qua hai khe hở thì nó tạo ra hai vạch giống như hạt đá hoa, nhưng nếu không có ai quan sát hay rình đo đạc, thì nó là sóng cho hiệu ứng giao thoa nhiều vạch.
Trước hết hãy nói về thế giới vật chất, vô minh biểu hiện ở tầm cơ bản nhất của vật chất là lượng tử (quantum) hay các hạt cơ bản (elementary particles). Trong thí nghiệm của Alain Aspect năm 1982 tại Paris, đây là lần đầu tiên giới khoa học hiểu được ý nghĩa của vô minh mà PG đã đề cập trong kinh điển suốt hơn 2000 năm qua. Một hạt photon không hề có đặc trưng gì ráo trọi, nó cũng không thật sự hiện hữu, nhưng người làm khảo sát thấy có hạt photon, thấy có những đặc trưng như khối lượng, điện tích, số spin mà ông ta đo đạc được. Ông ta không hề biết rằng hạt photon và những đặc điểm của nó là do tâm của ông ta tưởng tượng ra. Đó chính là vô minh. Bất đẳng thức Bell đã chứng tỏ bằng toán học, không thể chối cãi, rằng các số đo không có sẵn, nó chỉ xuất hiện trong quá trình đo đạc, do con người tưởng tượng ra. Tính chất này, các nhà vật lý gọi là non realism (phi hiện thực). Người ta cũng rất ngạc nhiên khi thấy một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai vị trí cách xa nhau trong không gian. Trong cuộc thí nghiệm do đại học Geneva Thụy Sĩ tiến hành năm 2008, hai photon cách xa nhau 18km. Nhưng chúng thực ra chỉ là một hạt mà thôi. Như vậy chúng ta thấy rõ ràng rằng khoảng cách không gian 18km và số lượng 2 photon chỉ là biểu kiến, là ảo, là tưởng tượng. Nhưng chúng ta vẫn thấy, cảm nhận và đo đạc được bằng tất cả giác quan về khoảng cách không gian 18km, số lượng 2 photon với các đặc điểm về số đo của chúng. Năm 2012, Maria Chekhova của đại học Moscow còn có thể cho một photon xuất hiện ở 100.000 vị trí khác nhau, điều đó chứng tỏ rõ ràng rằng số lượng cũng chỉ là ảo. Không gian không có thật, các nhà vật lý gọi là non locality (bất định xứ). Số lượng không có thật, các nhà vật lý bối rối tới mức không dám gọi tên, nhưng cũng có người tạm gọi là non quantity (phi số lượng).
Những tính chất mà vật lý hiện đại (vật lý lượng tử) mới khám phá, PG từ xa xưa đã nói trong kinh điển rằng vật không có tự tính, các đặc tính của vật đều là do chúng sinh hay con người gán ghép cho nó. Sự gán ghép này là nguyên lý tối thượng của tin học hiện đại. Đó là sự thay thế (replacement). Người ta thay thế sự kiện đóng mạch hay ngắt mạch của dòng điện bằng số 1 và số 0. Điều đó tạo thuận lợi cho việc số hóa. Tất cả mọi sự việc trên đời đều có thể dùng con số nhị phân để diễn tả. Ví dụ số 1 (thập phân) được thay bằng 000 0001 (nhị phân), chữ a ( viết thường) được thay bằng 110 0001, chữ A (viết hoa) được thay bằng 100 0001. Một dãy ký tự vô nghĩa khó nhớ được thay bằng hàng chữ dễ nhớ được thay bằng Quatre belles chanteuses – Lyrics
https://www.youtube.com/watch?v=96PvRWd-wNw
Nếu bấm chuột vào dãy nào thì hiệu quả cũng như nhau. Nhưng nhìn dãy thứ nhất, ta cảm thấy vô nghĩa, không biết đó là cái gì, còn dãy thứ hai thì cho ta biết rõ, đó là bốn ca sĩ mỹ nhân, lời ca của họ cũng được hiển thị. Đó là hiệu ứng gán ghép hay thay thế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó cũng chính là nguyên lý hình thành tam giới. Chúng ta gán ghép những thói quen tâm lý của mình vào những cấu trúc vô nghĩa để cho chúng có những ý nghĩa, lâu ngày những ý nghĩa đó trở thành hiển nhiên, khách quan, đến mức chúng ta không còn biết đó là sự gán ghép nữa, cái đó PG gọi là thế lưu bố tưởng (世流布想 tưởng tượng đã thành nề nếp phổ biến trên thế gian).
Chính sự gán ghép, thay thế này là nguyên lý của tin học. Toàn bộ cuộc sống sinh hoạt của loài người và toàn thể chúng sinh đều có thể dùng con số nhị phân để biểu diễn. Đó là điều mà tin học hiện đại đã làm được dựa vào nguyên lý vô minh, vật không có tự tính, có thể thay thế lắp lẫn cho những cấu trúc vô nghĩa bằng thói quen nhận thức của mình, bất cứ tình huống nào. Những điều gì mà hiện nay con người chưa làm được, là do khả năng của nó còn yếu kém, chứ không có điều gì là không thể làm được, kể cả việc tái hiện quá khứ và nhảy tới tương lai.
Cũng chính sự gán ghép, thay thế này, là nguyên lý của thế giới đời thường của chúng ta. Thế giới vốn là không có gì cả (tánh không) được thay thế bằng tâm phân biệt, bằng vô minh, thế là tất cả xuất hiện : vũ trụ, vạn vật, chúng sinh, con người, tình yêu, văn hóa, đời sống, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, du lịch…
Thí nghiệm hai khe hở cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng, cụ thể về việc làm thế nào tánh không (sóng phi vật chất) lại có thể biến thành hạt electron. Nên nhớ rằng hạt electron chính là thân thể, nhà cửa, xe cộ, phố xá, sông núi, biển đảo, địa cầu của chúng ta. Chỉ cần chúng ta nhìn hay rình đo đạc nó, tức thì electron vốn là sóng vô hình, phi vật chất, biến thành hạt electron, thành vật chất để tạo nên thế giới của chúng ta. Tâm của chúng ta đã dựa trên nguyên lý vô minh, gán ghép, thay thế, để tưởng tượng ra thế giới vô cùng phong phú, vô cùng hiện thực, sờ mó được, ăn uống được, tiêu hóa tăng trưởng được, và di truyền được.
Các nhà khoa học đã giải thích cơ chế làm thế nào thức hay thông tin từ mặt phẳng hai chiều không có bề dày, phóng hiện thành vật thể 3 chiều trong không gian, theo một phương thức tương tự như phương pháp toàn ảnh.
Nhưng một toàn ảnh chỉ là một ảo ảnh không có khối lượng, không có tính cứng chắc. Những tính chất này chỉ electron và photon thì chưa đủ, cần có sự góp phần của các hạt ảo khác, ví dụ hạt higgs đem lại khối lượng, lực điện từ đem lại cảm giác cứng chắc vì nó kết dính các nguyên tử và phân tử lại với nhau. Bên trong của hạt nhân nguyên tử có những cấu trúc bền vững là proton và neutron. Mỗi hạt proton và hạt neutron đều cấu tạo bằng 3 hạt quark, 3 hạt này kết dính với nhau bằng lực mạnh. Còn lực yếu khiến cho nguyên tử bị phân rã, có thể biến thành nguyên tử khác, ví dụ nguyên tử uranium 235 có thể bị phân rã thành uranium 236 , kripton và barium đồng thời phát ra các tia phóng xạ như tia alpha (chùm hạt proton), tia beta (chùm hạt electron), tia gamma (chùm hạt neutron)
Uranium phân hạch |
Sự phân rã này có thể diễn ra một cách tự nhiên do tác dụng của lực yếu, dần dần theo thời gian, hoặc do bị tác động của ngoại lực, ví dụ bị một hạt neutron bắn vào. Chính cơ chế can thiệp này tạo ra năng lượng nguyên tử có kiểm soát (các nhà máy điện hạt nhân) hoặc không kiểm soát, để cho nó bùng nổ dữ dội vô cùng khủng khiếp (bom nguyên tử).
Mô hình chuẩn của Vật lý hạt (Standard model of particle Physics)
Gluon là hạt tạo ra lực tương tác mạnh trong hạt nhân nguyên tử kết nối 3 hạt quark tạo ra các hạt proton và neutron và giữ cho các hạt proton mặc dù cùng điện tích nhưng không đẩy nhau.
Higgs là hạt tạo ra khối lượng quán tính của vật. Lý thuyết về hạt higgs hiện nay chưa hoàn chỉnh, chưa giải thích được vì sao tổng khối lượng của 3 hạt quark vẫn còn nhỏ hơn khối lượng của hạt proton hoặc hạt neutron.
Graviton theo lý thuyết là hạt tương tác tạo ra lực hấp dẫn nhưng vẫn chưa tìm thấy trong thực tế nên chưa có mặt trong mô hình chuẩn.
Instanton là hạt khiến cho sóng vô hình, phi vật chất trở thành hạt vật chất như photon, electron và làm cho thời-không (spacetime) hiện hữu. Hiện chỉ có vài nhà khoa học như Stephen Hawking và Neil Turok đề cập, chưa có mặt trong mô hình chuẩn.
Tam giới hình thành theo nguyên lý vô minh, gán ghép những sóng dao động của Tâm, tức tâm niệm hay ý thức thành thế giới vật chất và tinh thần. Phần tâm phóng hiện thành không gian ba chiều với các vật thể trong đó là thế giới vật chất dựa vào các hạt ảo (Sắc). Phần tâm ở dạng vô hình, vô thể, ý thức, tình cảm là thế giới tinh thần (Thức). Tất cả đều là tưởng tượng do sự gán ghép của tâm đối với các cấu trúc ảo. Tâm bản thể là tánh không, trống rỗng, không có gì cả, không có nghĩa lý, nhưng tâm là thức, là thông tin có năng lực biến hóa, tưởng tượng và hiểu biết cực kỳ phong phú, là họa sĩ và nhà tạo hình đại tài, nó gán ghép các tưởng tượng, vốn là tập khí (thói quen) thành tam giới. Vật cũng chính là tâm, vật cũng chính là thức, đó là phát hiện vĩ đại của Thích Ca từ 2500 năm trước, gọi là giác ngộ, là chứng Vô thượng chính đẳng chính giác (ANUTTARA SAMYAK SAMBODHI). Ngày nay, Trường siêu dây (super string field) hay Trường thống nhất (unified field) hoặc miền tần số (frequency domain) phi vật chất, chẳng qua là tên gọi khác của A-lại-da thức. Vũ trụ là số (digital), là toàn ảnh (hologram) đối với một số nhà khoa học như Amit Goswami, David Bohm, Craig Hogan và nhiều người khác nữa, họ đều là giáo sư hoặc tiến sĩ của các trường đại học danh tiếng trên thế giới mà loạt video về Vũ trụ toàn ảnh (Holographic universe) đã giới thiệu, thì không còn nghi ngờ gì nữa.