Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguyên nhân và cách chữa hạch ở sau tai sao cho hiệu quả

Nổi hạch sau tai có thể bình thường hoặc tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm nên tốt nhất cần trang bị kiến thức, cách chữa hạch ở sau tai để đảm bảo sức khỏe ổn định.

Nổi hạch, nhất là nổi hạch sau tai có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào nên nếu phát hiện vùng sau tai nổi hạch thì cần xác định là dạng bình thường hay nguy hiểm để tìm ra cách điều trị bệnh nổi hạch sau tai hiệu quả.

Hạch vốn là một phần quan trọng của hệ bạch huyết trong cơ thể, có chức năng sản xuất bạch cầu lympho và kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh nên được xem như “lá chắn” tiêu diệt các vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể.

Hạch thường nằm chìm dưới da ở khu vực vùng cổ, xương đòn, nách, bẹn. Hạch sẽ trở nên sưng phồng khi phải hoạt động “quá sức” để chống lại vi khuẩn, vi rút.

Dấu hiệu nổi hạch sau tai thường thấy là:

- Dùng tay sờ vùng sau tai cảm thấy nổi lên cục sưng mềm mềm

- Chạm vào cục sưng sau tai thấy đau hoặc không đau

- Cơ thể phát sốt hoặc ớn lạnh kèm cục sưng nổi lên sau tai

Vùng sau tai nổi lên cục sưng và có dấu hiệu mưng mủ.

1. Nguyên nhân gây nổi hạch sau tai phổ biến

Để biết bị nổi hạch sau tai phải làm sao thì trước hết cần xác định nguyên nhân gây nổi hạch. một số nguyên nhân phổ biến như sau:

- Mắc các bệnh về khoang miệng, mũi như viêm amidan, viêm họng, viêm mũi, mọc răng khôn, sâu răng…

- Mắc các bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm ống tai, viêm xương chũm…

- Vi trùng, vi rút hoặc một tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể

- Đường hô hấp bị nhiễm trùng, viêm màng phổi, nhiễm trùng lao, cảm lạnh…

Ung thư

2. Cách kiểm tra, phân biệt nổi hạch sau tai lành tính hay ác tính

Thông thường, hạch sau tai lành tính thường là các trường hợp gây ra do viêm nhiễm vi trùng, vi rút còn hạch sau tai ác tính là do các bệnh ung thư gây ra.

Theo đó, hạch sau tai lành tính thường có đặc điểm chỉ nổi một hoặc vài hạch nhỏ ở một vùng cố định trên cơ thể, ít khi tăng thêm số lượng hoặc sưng to thêm. Hạch nổi lên mềm mềm, đa số nhỏ hơn 1cm và khi sờ vào có thể cảm thấy cục sưng “chạy” dưới các ngón tay.

Riêng trường hợp nổi hạch sau tai do lao thì hạch có kích thước lớn hơn một chút, nổi nhiều hạch ở cổ với mật độ khác nhau.

Còn đối với hạch sau tai ác tính, hạch thường nổi lên ở nhiều vị trí trong cơ thể, ban đầu có thể nhỏ và “chạy” như hạch sau tai lành tính nhưng theo thời gian lại phát triển to dần lên và bắt đầu xơ cứng.

Bên cạnh nổi hạch sau tai, tình trạng cơ thể phát sốt, ớn lạnh, sụt cân hoặc cục sưng mưng mủ, chạm vào cục sưng thấy đau… tuy không trực tiếp phân định hạch lành tính hay ác tính nhưng sẽ góp phần giúp bác sĩ chuyên môn chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nổi hạch.

Cho nên, nếu phát hiện nổi hạch sau tai, tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Một số trường hợp phải siêu âm chọc hạch và sinh thiết hạch mới có thể khẳng định đặc tính lành hay ác và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất. 

3. Cách điều trị nổi hạch sau tai hiệu quả

Cách chữa hạch ở sau tai nếu đó là hạch nổi lên do cảm lạnh, sâu răng thông thường, không có dấu hiệu viêm nhiễm đi kèm thì chỉ cần giữ ấm cơ thể, luôn giữ vệ sinh răng miệng, mũi họng khi thay đổi thời tiết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thì khi hết bệnh, hạch sẽ tự tiêu biến.

Nếu trường hợp bị nổi hạch sau tai kèm theo các triệu chứng sốt, ớn lạnh, cục sưng gây đau, mưng mủ… thì nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, điều trị. Tránh chủ quan, tự chẩn đoán và điều trị để hạch biến chứng nghiêm trọng gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng bản thân.

Thông thường, khi được điều trị đúng cách thì hạch sau tai lành tính có thể biến mất khi khỏi bệnh và không để lại di chứng gì. Còn nếu đó là hạch ác tính do bệnh nan y gây ra thì phát hiện và đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, càng để lâu chỉ khiến việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.

Tốt nhất nên thường xuyên chú ý sức khỏe bản thân và gia đình để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể cũng như trang bị kiến thức làm gì khi bị nổi hạch ở mang tai.

Bên cạnh tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn, nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học và thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể khỏe mạnh và nhanh lành bệnh.

Trong các hoạt động hàng ngày, nên tránh đụng chạm, cọ xát lên hạch hoặc khu vực lân cận hạch vì có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, vỡ hạch hay chạy hạch khó kiểm soát.

Đảm bảo vệ sinh răng miệng hàng ngày, giữ sạch vùng mũi và vùng tai, giữ ấm cơ thể, nhất là thời điểm giao mùa.

Khi phát hiện nổi hạch sau tai, massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn quanh khu vực nổi hạch và đắp khăn ấm lên trên sẽ giúp xoa dịu cơn đau, giúp giảm sưng, giảm viêm, cải thiện tuần hoàn máu và thúc đẩy hạch tiêu biến dần dần.

Về chế độ dinh dưỡng, nên xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm vào cơ thể. Chú ý lựa chọn sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng.

Một số thực phẩm giúp hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khi bị nổi hạch sau tai nên dùng:

- Nghệ: Với đặc tính kháng viêm cao, nghệ sẽ hỗ trợ vùng tai bị nổi hạch giảm sưng, nhanh tiêu biến.

- Gừng: Từ lâu đã được dân gian sử dụng trong những trường hợp bị sưng viêm, gừng có tác dụng giảm đau, giảm sưng vùng hạch sau tai rất hiệu quả.

- Cần tây: Không chỉ hỗ trợ giảm cân, cần tây còn giúp giảm sưng viêm nên rất tốt cho những người bị nổi hạch sau tai.

- Táo: Ăn một quả táo mỗi ngày vừa phòng ngừa táo bón, cải thiện bệnh xương khớp, vừa phòng chống nhiều căn bệnh ung thư quái ác.

- Cá: Thay vì thịt đỏ không tốt, người bị nổi hạch sau tai nên ăn cá, nhất là các loại cá giàu Omega-3 như cá hồi, cá ngừ… để cung cấp chất đạm lành mạnh cho cơ thể, đồng thời chống viêm, giảm đau nhức cơ bắp, ít cholesterol.

- Tỏi: Không chỉ là một gia vị đơn thuần thường thấy trong căn bếp các gia đình, tỏi có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt dành cho người bị nổi hạch sau tai. Có thể bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày.

- Mật ong: Nổi tiếng với nhiều đặc tính quý, mật ong sẽ giúp hạch sát khuẩn, giảm viêm nhanh chóng. Nên dùng mật ong pha nước uống trực tiếp hoặc thoa một lớp mỏng lên vùng nổi hạch và massage nhẹ nhàng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi hạch dần tiêu biến.

Nước cốt chanh: Tương tự như mật ong, nước cốt chanh có thể thoa lên vùng hạch để nhanh chóng giảm sưng và đau. Nếu kiên trì uống nước chanh vào mỗi sáng cũng giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật cho cơ thể.

Ngoài ra, người bị nổi hạch sau tai nên hạn chế tối đa thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường. Nên uống nhiều nước, hạn chế rượu bia và nước ngọt có gas.

Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, hạn chế bệnh tật và vi trùng, vi rút tấn công.

như vậy, nổi hạch sau tai xuất hiện khi cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh nên cần biết cách chữa hạch ở sau tai đúng đắn, khoa học để đảm bảo sức khỏe. hãy luôn theo dõi các dấu hiệu bất thường để phòng tránh biến chứng nguy hiểm, yên tâm tận hưởng cuộc sống mỗi ngày

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nguyen-nhan-va-cach-chua-hach-o-sau-tai-sao-cho-hieu-qua-362437.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nguyen-nhan-va-cach-chua-hach-o-sau-tai-sao-cho-hieu-qua-362437.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/nguyen-nhan-va-cach-chua-hach-o-sau-tai-sao-cho-hieu-qua-362437)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY