Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Nguyên nhân và cách xử trí khi đi ngoài ra máu

Đôi khi sau khi đi đại tiện thấy có máu, máu đỏ tươi hoặc đen. Bài viết này cho biết những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đó và cách xử trí.
Bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, có liên quan đến một vài yếu tố nguy cơ, bao gồm: mang thai; táo bón mạn tính và stress; tiêu chảy mạn tính; rặn mạnh trong lúc đi tiêu hoặc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu; béo phì; chế độ ăn ít chất xơ hoặc không cân bằng; lão hóa.

Thường xuyên ăn nhiều chất xơ và sử dụng chất làm mềm phân, ngâm nước ấm cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bệnh trĩ.Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ bệnh trĩ.

Rò ống tiêu hóa

Các lỗ rò xuất hiện giữa hậu môn và trực tràng hoặc hậu môn và da. Rò ống tiêu hóa có thể gây ra rò rỉ mủ và dịch tiêu hóa hoặc máu ra ngoài cơ thể. Rò tiêu hóa cần được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với liệu pháp kháng sinh.

Các vết nứt

Nứt xảy ra khi các mô nằm ở hậu môn, ruột kết, trực tràng bị rách dẫn đến đau và chảy máu. Ngâm nước nóng, chế độ ăn nhiều chất xơ và chất làm mềm phân có thể giúp giảm các triệu chứng. Trong trường hợp nặng, cần điều trị theo đơn của bác sĩ hoặc phẫu thuật.

Viêm túi thừa

Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên đẩy ra ngoài từ thành ruột kết. Túi thừa có thể có rải suốt đại tràng nhưng phổ biến nhất là ở gần cuối của đại tràng bên trái gọi là đại tràng sigma. Những túi thừa này thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ. Đôi khi túi thừa chảy máu nhưng sự chảy máu này thường tự ngừng. Chảy máu có thể gián đoạn hoặc liên tục kéo dài. Nếu chảy máu kéo dài và nghiêm trọng cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

Viêm đại tràng trực tràng

Đại tràng là phần cuối của đường ống tiêu hóa. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn. Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng đều có khả năng gây chảy máu. Các nguyên nhân thường gặp của viêm trực tràng và viêm đại tràng bao gồm: nhiễm khuẩn, ký sinh trùng; hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh Crohn; sau điều trị xạ trị hoặc hóa trị liệu; quan hệ T*nh d*c qua đường hậu môn; uống nhiều rượu bia; táo bón. Các phương pháp điều trị viêm trực tràng và đại tràng tùy thuộc vào nguyên nhân và từ kháng sinh đến phẫu thuật.

Viêm dạ dày ruột

Nhiễm khuẩn có thể gây viêm đại tràng và dạ dày, gây tiêu chảy có thể chứa chất nhầy và các đốm máu. Điều trị viêm dạ dày ruột thường bao gồm bù chất lỏng, nghỉ ngơi, kháng sinh hoặc Thu*c kháng virut, tùy thuộc vào nguyên nhân.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường T*nh d*c (STIs)

Quan hệ T*nh d*c không được bảo vệ có liên quan đến vùng hậu môn có thể lây lan rất nhiều bệnh. Có thể gây viêm vùng hậu môn và trực tràng, làm tăng khả năng chảy máu.Việc điều trị các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c thường liên quan đến Thu*c kháng sinh, Thu*c kháng virut hoặc Thu*c chống nấm, tùy theo nguyên nhân là do vi khuẩn, virut hoặc nấm.

Sa trực tràng

Sa trực tràng thường xảy ra ở người lớn tuổi hơn người trẻ. Sa trực tràng thường dẫn đến đau và chảy máu. Điều trị bệnh sa trực tràng bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa cần thiết, nhưng chỉ góp một phần vào kết quả của điều trị.

Polyp

Polyp là những khối u lồi vào trong lòng ruột kết, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết... Khi polyp phát triển trên lớp lót của đại trực tràng, chúng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu nhẹ. Trong nhiều trường hợp, cần loại bỏ polyp để có thể kiểm tra dấu hiệu ung thư và để tránh nguy cơ ung thư.

Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Ung thư có ảnh hưởng đến ruột già hoặc trực tràng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu. Một số trường hợp ung thư ruột kết và ung thư trực tràng phát triển từ polyp lành tính ban đầu. Tất cả các trường hợp ung thư dạ dày-ruột đều cần được điều trị, thường là sự kết hợp của hóa trị liệu, xạ trị và phẫu thuật.

Xuất huyết tiêu hóa

Tổn thương trầm trọng đối với bất kỳ cơ quan tiêu hóa nào có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Bệnh đường tiêu hóa nặng cũng có thể dẫn đến xuất huyết trong.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Thỉnh thoảng xuất huyết nhẹ ở hậu môn là khá phổ biến và thường không cần sự chăm sóc y tế hoặc điều trị. Nhưng chảy máu trực tràng nghiêm trọng, kéo dài hoặc đau đớn có thể là một dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần được đánh giá bởi bác sĩ. Hãy tới bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

- Chảy máu kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần.

- Trẻ em đi tiêu phân đẫm máu hoặc chảy máu trực tràng.

- Giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi hoặc yếu.

- Đau, sưng hoặc đau bụng.

- Sốt kèm theo.

- Có khối u trong bụng

- Phân mỏng hơn, dài hơn hoặc mềm hơn bình thường trong 3 tuần hay nhiều hơn.

- Kèm theo buồn nôn hoặc nôn.

- Kèm theo táo bón dài hạn hoặc thay đổi thói quen đại tiện.

- Có sự rò rỉ không kiểm soát từ hậu môn.

Cách phòng ngừa

Các cách dự phòng chung cho xuất huyết trực tràng, hậu môn bao gồm: ăn uống cân bằng, nhiều chất xơ; luôn luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể; không rặn mạnh khi đi vệ sinh; lau nhẹ hậu môn; điều trị táo bón mạn tính hoặc kéo dài; điều trị tiêu chảy mạn tính hoặc kéo dài; không cố nâng vật nặng; duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh; cố gắng để tránh thức ăn nhiều gia vị, giàu chất béo, chế biến nhiều và tinh chế; gặp bác sĩ khi có sự bất thường về tiêu hóa, hậu môn, trực tràng; tránh sử dụng quá mức các Thu*c chống viêm không steroid (NSAID).

BS. Lê Thuỳ Dương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khi-di-ngoai-ra-mau-n141810.html)

Chủ đề liên quan:

chảy máu đại tiện hệ tiêu hóa

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY