Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả cho táo bón khi mang thai

Hơn 40% mẹ bầu gặp phải táo bón ít nhất một lần khi mang thai hoặc sau sinh. Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Giải pháp nào thực sự an toàn và hiệu quả điều trị táo bón khi mang thai và sau sinh?
táo bón khi mang thai, nỗi khổ chỉ mẹ bầu mới hiểu

táo bón khi mang thai là nỗi khổ chung của 50% phụ nữ khi mang thai. Khi mẹ bầu bị táo bón tần suất đi tiêu giảm (ít hơn 3 lần/tuần). Phân khô cứng, cục lớn và ứ đọng trong trực tràng. Tình trạng đau bụng, đầy hơi, chuột rút đôi khi kèm theo xuất huyết trực tràng.

Táo bón không phải bệnh lý nhưng lại gây ra đau đớn bất tiện cho mẹ bầu. Từ vấn đề nhỏ như đau bụng, chướng bụng đến các biến chứng nghiêm trọng như Trĩ, rách hậu môn, nhiễm trùng… Do đó, các mẹ cần điều trị táo bón kịp thời trong suốt thai kỳ.

Thủ phạm thực sự gây táo bón cho mẹ bầu

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng táo bón khi mang thai:

- Thay đổi nội tiết: Sự tăng cao của hormone Progesterone trong thai kỳ gây ra giãn cơ trơn hậu môn và làm giảm tốc độ di chuyển của phân. Kết quả phân bị ứ đọng trong trực tràng, tăng nguy cơ táo bón.

- Bổ sung vi chất: Sắt, acid Folic và calci là những thành phần thiết yếu cần phải bổ sung trong cả thai kỳ. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt, Folic và calci không đúng liều lượng, không đúng thời gian vô tình gây ra tình trạng táo bón. Phân khô cứng do lượng sắt và calci dư thừa tích tụ trong phân khiến phân khó tống xuất ra khỏi cơ thể.

- Chế độ ăn thiếu chất xơ và nước: Trong giai đoạn thai nghén, việc ăn uống trở nên khó khăn do các mẹ nhạy cảm với mùi vị. Chất xơ và nước không được cung cấp đầy đủ cũng rất dễ gây ra táo bón.

- Mất nước: Cơ thể cần rất nhiều nước khi mang thai. Đặc biệt nôn mửa có thể dẫn tới thiếu dịch lỏng và các chất điện giải. Việc mẹ bầu lười uống nước khiến cơ thể không thể bù được lượng nước bị mất.

- Nhu động ruột giảm: Tử cung mở trên ruột và đại tràng làm giảm trương lực cơ ruột. Nhu động ruột giảm làm chậm di chuyển phân và giảm khả năng tống xuất phân ra khỏi cơ thể. Thai nhi phát triển làm tăng áp lực lên trực tràng, gây khó khăn trong chuyển động ở ruột, giảm di chuyển và bài xuất phân

- Giảm vận động: Những tháng cuối thai kỳ, thai lớn gây khó khăn ngay cả trong việc đi lại. Kèm theo đó là những cơn đau vùng chậu và cột sống khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, stress và không thể vận động.

Giải pháp hiệu quả và an toàn cho táo bón mẹ bầu

Táo bón ở bà bầu cần điều trị kịp thời. Mẹ bầu cần biết rõ nguyên nhân để chủ động. Mẹ bầu thường hạn chế sử dụng Thu*c điều trị bệnh do lo ngại những ảnh hưởng của Thu*c. Do đó, các biện pháp không dùng Thu*c được ưu tiên sử dụng để điều trị táo bón cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh

Phụ nữ mang thai cần bổ sung 25-30g chất xơ mỗi ngày. Bổ sung chất xơ từ trái cây tươi, rau xanh (rau diếp, bông cải xanh), các loại củ ( cà rốt, khoai lang, ngô), các loại quả khô và hạt (hạnh nhân, óc chó, mơ hoặc mận khô) hoặc một số loại ngũ cốc nguyên cám. Đồng thời với việc bổ sung chất xơ hàng ngày các mẹ cũng nên chú ý ít ăn đồ cay nóng, hạn chế dầu mỡ.

Uống nhiều chất lỏng

Khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày là cần thiết để phòng tránh và điều trị táo bón. Sữa, nước trái cây,nước lọc, nước khoáng được khuyến khích sử dụng trong trường hợp này.

Tránh sử dụng đồ uống kích thích như trà, cà phê…

Tập thể dục thường xuyên

Cơ thể nặng nề, mẹ bầu mệt mỏi và lười vận động làm tăng nguy cơ bị táo bón. Đi bộ, bơi lội, yoga hoặc đi lại vận động cơ thể nhẹ nhàng giúp ruột hoạt động trơn tru, cải thiện tình trạng táo bón.

Sử dụng Thu*c bổ đúng cách

Phụ nữ mang thai cần được cung cấp 27 mg sắt, 1.000-1.200mg calci và 400mcg-600mcg mỗi ngày. Các mẹ cần cực kỳ cẩn trọng trong việc lựa chọn và sử dụng Thu*c bổ. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng tốt có thể đáp ứng nhu cầu sắt, acid folic hay calci…trong thời kỳ mang thai.

Thảo dược chuẩn hóa, tin vui từ châu Âu dành cho mẹ bầu bị táo bón

Việc chăm sóc sức khỏe bà bầu rất được coi trọng tại các nước phương Tây, đặc biệt trong vấn đề an toàn khi dùng Thu*c. Và hiện nay, xu hướng sử dụng thảo dược chuẩn hóa để điều trị táo bón mẹ bầu đang rất được ưa chuộng vì độ an toàn tuyệt đối cũng như hiệu quả nhanh chóng.

Công thức thảo dược phổ biến tại châu Âu giúp chống táo bón an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú, hiện đang được kết hợp với nhau dưới dạng siro bao gồm thành phần: dịch chiết cây Manna, nước ép cô đặc Kiwi, nước ép cô đặc Mận khô, Inulin và Pectin táo. Dạng siro này này đã được sử dụng rộng rãi tại các bênh viện công ở Italia và đã được chứng minh an toàn và hiệu quả trong điều trị táo bón mẹ bầu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-va-giai-phap-hieu-qua-cho-tao-bon-khi-mang-thai-n135433.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY