Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nhận biết huyết áp bình thường và huyết áp cao

Bệnh cao huyết áp nếu không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.
Rất khó phát hiện các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, do đó cách tốt nhất để biết bản thân có bị cao huyết áp hay không là sử dụng máy do huyết áp. Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà.

Máy đo huyết áp chỉ hiện thị 2 chỉ số- huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể. Huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, cho thấy sức cản của mạch máu khi máu lưu thông.

Chỉ số huyết áp bình thường là gì?

Đơn vị đo chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là milimet thủy ngân (mmHG).

Theo Blood Pressure UK, chỉ số huyết áp của người bình thường khoảng 120/80. Chỉ số huyết áp bình thường cho thấy bạn có ít nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên được coi là huyết áp cao. Chỉ số huyết áp từ 90/60 mmHg trở xuống được gọi là huyết áp thấp.

Nếu bạn bị cao huyết áp hãy thực hiện các biện pháp giúp hạ huyết áp vì huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về tim càng cao”.

Người có chỉ số huyết áp 135/85 mmHg có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người có chỉ số huyết áp 115/75 mmHg.

Theo website Blood Pressure Nutrition, bạn có thể nhận được kết quả chỉ số huyết áp tâm thu gần đúng mà không cần sử dụng máy đo huyết áp.

Nhưng không thể đọc chỉ số huyết áp tâm trương nếu không dùng máy đo huyết áp.

Hãy thử bắt mạch ở cổ tay trái, ngay dưới ngón cái. Nếu bạn cảm thấy mạch đập đều đặn thì huyết áp âm thu của bạn ít nhất khoảng 80mmHg.

BS.Tuyết Mai

(theo Univadis/Express)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-huyet-ap-binh-thuong-va-huyet-ap-cao-n141997.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY