Tâm linh hôm nay

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Tứ Diệu đế là phiên âm tiếng Hán, Phạn ngữ là Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu, Thánh, cao quý, mầu nhiệm; Satya là Đế, là thật, là chân lý. Tứ Diệu đế còn được gọi là Tứ Thánh đế, Tứ Chân đế, Bốn Chân lý mầu nhiệm…

 >>Đức Phật

Sau khi thành đạo, đức phật còn ngồi dưới cội bồ đề 21 ngày để suy nghĩ đến giáo lý mà ngài chứng ngộ, ngài suy nghĩ rằng: “ta nay đã chứng được pháp vô thượng thậm thâm vi diệu, khó hiểu, khó thấy, vắng bặt sự huyên náo, chỉ có người trí mới thấu biết chứ kẻ phàm phu không thể nào thấu biết được”. do vậy đức phật cảm thấy do dự, không muốn thuyết pháp và định nhập niết bàn. lúc đó có vị phạm thiên thấu hiểu được tư tưởng của đức phật, sợ rằng chúng sinh sẽ càng thêm đoạ lạc, nếu không nghe được chính pháp, bèn đến cung thỉnh ngài hãy thương tưởng đến muôn loài mà ở lại nơi đời để thuyết pháp giáo hoá.

Bài liên quan

Ý nghĩa sâu sắc của giáo pháp Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Đế

Khi Phạm Thiên cung thỉnh đến lần thứ ba, Đức Thế Tôn liền dùng Tuệ nhãn quán sát thế gian. Ngài thấy chúng sinh có nhiều căn tính khác nhau, cũng ví như trong một hồ sen có nhiều loại, có loại sống dưới nước, có loài sống ngang mặt nước, có loài vươn lên khỏi mặt nước không bị bùn nhơ làm ô nhiễm. Cũng vậy, trong thế gian có hạng chúng sinh có nhiều thiện tâm, có thể lĩnh hội được chân lý. Nghĩ như thế, Ngài bèn quyết định truyền bá giáo pháp, cứu độ quần sinh.

Trước khi lên đường du hoá, đức phật quan sát: “ai là người sẽ lĩnh hội mau chóng giáo pháp?”. ban đầu ngài nghĩ đến hai vị thầy cũ của mình là alarakamala và uddaka, nhưng cả hai vị này đều đã qua đời. sau đó, ngài nghĩ đến năm người bạn đồng tu khổ hạnh với ngài trước kia là năm anh em tôn giả kiều trần như, hiện đang ở vườn lộc uyển, gần thành ba la nại và ngài khởi hành đến đó.

Tại đây, với bài pháp đầu tiên, đức phật khuyên các năm anh em tôn giả kiều trần như hãy tránh xa hai cực đoan là tham đắm dục lạc và khổ hạnh ép xác. vì cả hai lối tu này đều đưa đến khổ đau, không lợi ích. rồi ngài giảng về bốn chân lý cao thượng, hay còn gọi là bốn sự thật chân chính do chính bản thân ngài chứng ngộ. đó giáo pháp tứ thánh đế, bao gồm khổ thánh đế – khổ tập thánh đế – khổ diệt thánh đế và khổ diệt đạo thánh đế.

Tứ diệu đế là phiên âm tiếng hán, phạn ngữ là catvary aryasatyani. arya là diệu, thánh, cao quý, mầu nhiệm ; satya là đế, là thật , là chân lý. tứ diệu đế còn được gọi là tứ thánh đế , tứ chân đế, bốn chân lý mầu nhiệm.v.v… bốn chân lý đó là: khổ đế( dukkha) là thực trạng đau khổ của con người. tập đế(samudaya) là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng khổ đau. diệt đế(nirodha) là sự kết thúc hay chấm dứt khổ đau. đạo đế(magga) là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau.

Minh Chính (Tổng Hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/nhan-duyen-duc-phat-noi-phap-tu-thanh-de-d37504.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY