Tâm sự hôm nay

Nhân viên lễ tân khách sạn làm thêm nghề shipper vẫn tham gia cứu hộ miễn phí

Tranh thủ sau sau giờ hành chính làm lễ tân tại khác sạn, anh Trần Đức Ân đi làm shipper để kiếm thêm thu nhập và dành hẳn ba buổi trong tuần để tham gia nhóm cứu hộ miễn phí.

DN Trần Uyên Phương: “Đại dịch buộc chúng ta phải sáng tạo hơn"

Tân Hiệp Phát cùng các mạnh thường quân trao tặng nhiều phần quà cho các em nhỏ tại Bình Dương

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến hết quý III, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm. Từ đầu năm 2021, Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hàng chục triệu lao động. Trong quý III, người lao động bị tác động nhiều nhất với 4,7 triệu lao động bị mất việc làm, 14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; trên 10 triệu lao động giảm giờ làm, tạm dừng việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp, tạm dừng việc làm tăng cao khiến nhiều người phải bỏ phố về quê, cũng có người tạm thời chuyển qua ngành nghề khác để mưu sinh. Câu chuyện dưới đây của anh Trần Đức Ân (sinh năm 1987) ở Hà Nội cũng là một trong số những người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19. Anh Ân cho biết sau khi học ngành du lịch ra trường anh làm ở bộ phận lễ tân cho một khách sạn ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Anh Ân hiện đang làm lễ tân cho một khách sạn ở Hà Nội.

Công việc đang diễn ra suôn sẻ thì đầu năm 2020 dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ngành du lịch "đóng băng", một điều mà anh chưa bao giờ nghĩ đến, khách sạn anh làm việc cũng rơi vào tình trạng khó khăn, tình thế khiến anh buộc phải tạm dừng công việc mà mình đã gắn bó từ khi mới ra trường.

Chuyển sang làm shipper từ hơn một năm trước, chẳng kể nắng mưa, trưa hay tối, anh Ân chịu khó nhận đơn bất kể dù xa hay gần để lo cho cuộc sống gia đình. Anh Ân cho biết “mình là trụ cột của gia đình, phía sau còn vợ và hai đứa con nhỏ nên dù có khó khăn đến mấy cũng phải cố gắng, bây giờ cả xã hội đều khó khăn chứ đâu mỗi riêng mình. Những lúc này có công ăn việc làm cũng đã là may mắn”.

Anh luôn tâm niệm, làm công việc gì cũng được miễn sao mang lại giá trị cho xã hội và không thấy hổ thẹn với lương tâm là được. Bất kể mưa hay nắng, có những ngày anh phải chạy liên tục để kịp giao hàng cho khách. "Mỗi ngày, tôi giao hơn chục đơn hàng cho khách, trong đó đơn gần nhất là 2- 3km, đơn xa nhất gần 10 km, công việc cứ thế kéo dài đến tận 23 giờ đêm”, anh Ân cho biết.

Tấp xe vào lề đường uống vội chai nước tăng lực để thêm sức mạnh và tỉnh táo tức thì, rồi anh lấy điện thoại gọi cho khách, trong lúc chờ khách ra lấy hàng, anh lại tiếp tục nhận đơn hàng cho chặng đường tiếp theo. công việc cứ thế tiếp diễn ngày này qua ngày khác.

Sau giờ hành chính anh lại bắt đầu với công việc shipper và tham gia nhóm cứu hộ.

Cũng chính từ công việc shipper mà anh đã biết đến đội cứu hộ FAS Angel và không chút do dự đã đăng ký tham gia và trở thành một trong những thành viên thuộc những thế hệ đầu tiên của nhóm. Đây là đội cứu hộ miễn phí chuyên giúp đỡ những người bị tai nạn trên đường phố Hà Nội. Anh chia sẻ: “Tôi làm việc này đơn giản xuất phát từ suy nghĩ muốn làm việc thiện giúp đỡ mọi người bị T*i n*n trên đường”.

Trong số hàng trăm người được cứu giúp, mỗi trường hợp lại mang lại những ấn tượng khác nhau, nhưng anh Ân chắc chẳng bao giờ quên khi đó mới bắt đầu thực hiện các hoạt động của nhóm thì ngay khi đi làm lại bất ngờ gặp một vụ T*i n*n nghiêm trọng: “Tôi còn nhớ vào khoảng 20 giờ đêm khi đang đi giao hàng thì thấy trên đường có một đám đông bên đường, đi lại gần thì thấy một người bị tai nạn xe máy, sẵn có các thiết bị y tế trong túi anh liền tiến hành các biện pháp sơ cứu, băng bó vết thương cho người bị tai nạn trong khi chờ xe cấp cứu đến. Nếu lúc đó không sơ cứu băng bó vết thương kịp thời thì người bị tai nạn sẽ có thể bị nguy hiểm về tính mạng do bị mất nhiều máu”.

Những trường hợp gặp nạn, nhiều người đứng quanh có tâm lý sợ bị chịu trách nghiệm, giúp đỡ những bị người nhà hành hung trong khi mất bình tĩnh, đối với anh Ân chia sẻ việc cứu người là quan trọng hàng đầu, “giờ đây khi lực lượng của chúng tôi có đồng phục, có đồ sơ cứu, vừa giúp người bị nạn, vừa bảo vệ hiện trường, phân làn giao thông tránh tắc đường thì chẳng lo việc gì có thể làm khó mình”.

Anh Ân cùng thành viên nhóm FAS Angel trong một ca trực.

Anh ân cho biết một ngày làm việc của mình đôi khi rất dài, từ sáng sớm đến tối mịt, do đó mình luôn cần năng lượng và sự tỉnh táo để hoàn thành tốt công việc. chính vì thế anh ân luôn mang theo bên mình chai nước tăng lực number 1, thức uống rất cần thiết giúp anh tăng cường thể lực, tăng cường tỉnh táo và là cách chống buồn ngủ hữu hiệu nhất để hoàn thành công việc và giúp ích cho cộng đồng.

Từ đầu tháng 12/2021, khách sạn trong phố cổ Hà Nội nơi anh Ân đang làm việc dần hoạt động trở lại, anh Ân cũng bắt đầu quay lại với công việc quen thuộc. Bắt đầu công việc từ 7h30 sáng đến 17h30 tại khách sạn. Vì hiện tại cuộc sống còn nhiều khó khăn nên sau giờ hành chính anh Ân vẫn tiếp tục làm thêm công việc shipper đi giao hàng đến khoảng 23 giờ đêm.

Bí quyết tăng cường thể lực nhanh nhất của anh Ân.

Anh cũng duy trì đều đặn một tuần 3 buổi tham gia vào các hoạt động của nhóm cứu hộ, anh cảm thấy vui vì giúp ích được cho cộng đồng, hơn nữa vợ con ở nhà cũng hết lòng ủng hộ để anh hoàn thành tốt công việc.

Đêm Hà Nội khi tiết trời se lạnh, ở ngoài trời nhiệt độ càng về đêm càng xuống thấp khiến những cơn gió như “cắt da, cắt thịt” nhưng những người làm công việc giúp đỡ người gặp nạn như anh Ân vẫn tiếp tục công việc bình thường như bao ngày, vì họ biết có rất nhiều người vẫn đang cần sự trợ giúp.

Những nét chữ được viết từ đôi chân của cô gái không có hai tay

Dù sinh ra không có hai tay nhưng với ý chí và nghị lực vượt lên số phận, cô gái 23 tuổi Lê Thị Thắm chỉ cao 1m30 và nặng 27kg đã khổ luyện, tự làm mọi việc bằng chính đôi chân của mình.

Giải pháp công nghệ cảnh báo viêm phổi, hỗ trợ sàng lọc Covid của cựu SV Bách khoa có gì đặc biệt?

Một cựu sinh viên Bách Khoa đã sáng tạo ra giải pháp công nghệ SAFELUNG "cung cấp bộ thiết bị giúp cảnh báo các bệnh viêm phổi và ứng dụng hỗ trợ sàng lọc người nhiễm SARS-CoV-2".

Sống trong mùa dịch: Yêu thương tạo nên sức mạnh, bản lĩnh con người Việt

Đợt dịch bùng phát lần thứ 4 gây ra không ít mất mát, đau thương nhưng bên cạnh đó cũng có những câu chuyện ấm lòng, được viết nên bởi sự yêu thương của những người dân Việt Nam đôn hậu, quật cường đã dành cho nhau. Dù đang ở đâu, làm bất cứ công việc gì cũng đều có thể góp một phần công sức nhỏ bé trong cuộc chiến dài hơi với đại dịch. Đó là những câu chuyện được chia sẻ trong số Nối trọn yêu thương tháng 9/2021.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/nhan-vien-le-tan-kha-ch-sa-n-la-m-them-nghe-shipper-van-tham-gia-cu-u-ho-mie-n-phi-164198.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY