Sách điện tâm đồ hôm nay

Nhĩ đồ và thất đồ trên điện tâm đồ

Ngay khi nhĩ còn đang khử cực thì xung động đã bắt vào nút nhĩ thất rồi truyền qua thân và nhánh bó His xuống khử cực thất.

Nhĩ đồ

Xung động đi từ nút xoang (ở nhĩ phải) sẽ tỏa ra làm khử cực cơ nhĩ như hình các đợt sóng với hướng chung là từ trên xuống dưới và từ phải sang trái. Như vậy, véc tơ khử cực nhĩ (nghĩa là véc tơ biểu diễn dòng điện khử cực ở nhĩ) sẽ có hướng từ trên xuốngdưới và từ phải sang trái, làm với đường ngang một góc 490 và còn gọi là trục điện nhĩ. Lúc này, điện cực B sẽ dương tính tương đối và máy sẽ ghi được một làn sóng dương thấp,nhỏ, tầy đầu với thời gian khoảng 0,08s gọi là sóng P. Do đó, trục điện nhĩ còn có tên gọi là trục sóng P.

Khi nhĩ tái cực, nó phát ra một dòng điện ghi lên máy bằng một sóng âm nhỏ gọi là sóng Ta (auricular T), nhưng ngay lúc này cũng xuất hiện khử cực thất (QRS với điện thế mạnh hơn nhiều nên trên điện tâm đồ thông thường ta không nhìn thấy được sóng Ta. Rút cục, nhĩ đồ có nghĩa là sự hoạt động của nhĩ chỉ thể hiện lên điện tâm đồ bằng một làn sóng đơn độc: sóng P.

Thất đồ

Khử cực

Ngay khi nhĩ còn đang khử cực thì xung động đã bắt vào nút nhĩ thất rồi truyền qua thân và nhánh bó His xuống khử cực thất.

Việc khử cực này bắt đầu từ phần giữa mặt trái vách liên thất đi xuyên sang mặt phải vách này, tạo ra một véc tơ khử cực đầu tiên hướng từ trái sang phải: điện cực A sẽ dương tính tương đối và máy sẽ ghi được một làn sóng âm nhỏ, nhọn, gọi là sóng Q.

Sau đó, xung động truyền xuống và tiến hành khử cực đồng thời cả hai tâm thất theo hướng xuyên qua bề dày cơ tim, từ lớp dưới nội tâm mạc ra lớp dưới thượng tâm mạc. Lúc này, khử cực hướng nhiều về bên trái hơn vì thất trái dày hơn và tim nằm nghiêng hướng trục giải phẫu về bên trái. Do đó, véc tơ khử cực lúc này hướng từ phải sang trái; điện cực B lại dương tính tương đối và máy ghi được một làn sóng dương cao, nhọn gọi là sóng R.

Sau cùng, khử cực nốt vùng đáy thất, lại hướng từ trái sang phải, tạo ra một véc tơ hướng từ trái sang phải: máy ghi được một làn sóng âm nhỏ, nhọn, gọi là sóng S.

Tóm lại, khử cực thất bao gồm ba làn sóng cao, nhọn Q, R, S biến thiên phức tạp nên được gọi là phức bộ QRS (QRS complex). Vì nó có sức điện động tương đối lớn lại biến thiên nhanh trong một thời gian ngắn, chỉ khoảng 0,07s nên còn được gọi là phức bộ nhanh. Cần chú ý là trong phức bộ nhanh, sóng chính lớn nhất là sóng R.

Nếu ta đem tổng hợp 3 véc tơ khử cực Q, R, S nói trên lại, ta sẽ được một véc tơ khử cực trung bình có hướng từ trên xuống dưới và từ phải sang trái, làm với đường ngang một góc khoảng 580 (Hình 8), véc tơ đó còn được gọi là trục điện trung bình của tim, hay gọi tắt là trục điện tim, trục QRS, kí hiệu là QRS.

Tái cực

Thất khử cực xong, sẽ qua một thời kỳ tái cực chậm, không thể hiện trên điện tâm đồ bằng một làn sóng nào hết mà chỉ là một đoạn thẳng đồng điện gọi là đoạn ST. Sau đó đến thời kì tái cực nhanh (Sóng T).

Tái cực nói chung có hướng đi xuyên qua cơ tim, từ lớp dưới thượng tâm mạc vào lớp dưới nội tâm mạc. Sở dĩ tái cực đi ngược chiều với khử cực như vậy là vì nó tiến hành đúng vào lúc tim bóp lại với cường độ mạnh nhất, làm cho lớp cơ tim dưới nội tâm mạc bị lớp ngoài nén vào quá mạnh nên tái cực muộn đi.

Mặt khác, trái với khử cực, tái cực tiến hành từ vùng điện dương tới vùng điện âm. Do đó, tuy nó tiến hành ngược chiều với khử cực, nó vẫn có véc tơ tái cực hướng từ trên xuống dưới và từ phải sang trái (Hình 9) làm phát sinh một làn sóng dương thấp, tầy đầu, gọi là sóng T.

Nếu ta kẻ một đường thẳng đứng qua đỉnh sóng T lấy làm trục đối xứng thì ta sẽ thấy sóng đó không đối xứng, nghĩa là có sườn lên thoai thoải hơn và sườn xuống dốc đứng hơn. Hơn nữa, thời gian của nó rất dài 1 làm hai chân của nó rất xa nhau nên nó còn được gọi là sóng chậm.

Véc tơ tái cực như trên đã nói còn có tên là trục sóng T, kí hiệu là T hay T. Nó thường ở bên trái QRS 200, nghĩa là làm với đường ngang một góc khoảng 380. Như vậy nó gần như cùng hướng với QRS. Do đó mà sóng T và hướng chính của phức bộ QRS đều dương; người ta bảo như thế là T cùng hướng (hay cùng chiều) với QRS.

Liền ngay sau khi T kết thúc, có thể còn thấy một sóng chậm nhỏ gọi là sóng U. Người ta cho sóng U là một giai đoạn muộn của tái cực.

Tóm lại, thất đồ có thể chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn khử cực, bao gồm phức bộ QRS và còn được gọi là pha đầu (Initial phase).

Giai đoạn tái cực, bao gồm ST và T (và cả U nữa) và được gọi là pha cuối (Terminal phase).

Thời gian toàn bộ của thất đồ kể từ đầu sóng Q đến hết sóng T, được gọi là thời gian QT. Nó thể hiện thời kì tâm thu điện học của thất, bình thường dài khoảng 0,36s.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/sachdientamdo/nhi-do-va-that-do-tren-dien-tam-do/)

Tin cùng nội dung

  • Ngoại tâm thu thất phần lớn xẩy ra do cơ chế vòng vào lại. Nhát bóp ngoại tâm thu thất đến sớm so với nhịp cơ sở, tức khoảng RR < RR. Thất đồ giãn rộng > 0,13s, bất thường, méo mó về hình dạng.
  • Ngoại tâm thu trên thất, thường là ngoại tâm thu nhĩ, với đặc điểm: Sóng P” đến sớm, có thể đến sớm chồng cả lên T của nhát bóp trước. Sóng P” thường là biến dạng. Có thể đứng trước QRST”, đứng sau hay mất hút.
  • Hình ảnh điện tâm đồ có đường gấp khúc hoặc rung động từng chỗ của đường đẳng điện, có chỗ chênh hẳn ra khỏi đường đẳng điện hoặc đường đẳng điện uấn lượn.
  • Các điện cực trước tim khi làm điện tâm đồ được đặt liên tiếp cạnh nhau nên các sóng của chúng biến thiên liên tục. Sóng R thấp nhất ở V1, cao dần lên ở V2, V3, V4 rồi đến V5, rồi hơi thấp xuống ở V6.
  • Mắc nhầm dây điện cực đỏ sang tay trái và dây điện cực vàng sang tay phải. Hình ảnh điện tâm đồ có các sóng đều âm ở DI (nhất là P), DII có dạng DIII và ngược lại, aVR có dạng aVL và ngược lại.
  • Sóng P dương, dương ở DII và các đạo trình trước ngực từ V3 đến V6 và âm ở aVR. Sóng P dương ở DI và có thể dẹt, âm hoặc dương ở aVL và aVF và DIII.
  • Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực, giấc mơ sở hữu một bộ ngực đẹp của chị em hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
  • Nam giới cần thực hiện những xét nghiệm dưới đây một cách định kỳ để giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, hoặc ung thư:
  • Nhịp tim ở người trưởng thành dao động từ 60 - 100 nhịp/ phút. Khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, tim sẽ đập chậm đi và đập nhanh hơn khi hoạt động trở lại.
  • Điện tâm đồ (ECG) ghi lại hoạt động điện của tim. Tim tạo ra các xung điện nhỏ dẫn truyền đến cơ tim để thực hiện sự co bóp của tim. Những xung điện này có thể được ghi lại bởi máy điện tâm đồ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY