Bạn nên biết hôm nay

Nhận biết sớm rối loạn nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu về y học

Nhịp tim ở người trưởng thành dao động từ 60 - 100 nhịp/ phút. Khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, tim sẽ đập chậm đi và đập nhanh hơn khi hoạt động trở lại.
Nhịp tim ở người trưởng thành dao động từ 60 - 100 nhịp/ phút. Khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, tim sẽ đập chậm đi và đập nhanh hơn khi hoạt động trở lại. rối loạn nhịp tim nhanh là khi tim đập trên 100 nhịp/phút. Một dạng rối loạn nhịp tim khác thường gặp là ngoại tâm thu (cơn co thắt sớm và nghỉ bù của tim) với các biểu hiện như bỏ nhịp, ngừng tim, hẫng hụt hay trống ngực.

Nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu là đáp ứng của cơ thể khi có sự thay đổi trong tâm lý, thể chất hay tăng giảm hormon. Ban đầu, các triệu chứng tăng nhịp tim, trống ngực có thể diễn ra đơn lẻ, không đáng chú ý nhưng nó sẽ trở nên nguy hiểm khi thường xuyên gây ra chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng ngất cho người bệnh. Đặc biệt ở những người có tổn thương van tim, cơ tim, hoặc mắc bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, mất cân bằng điện giải hoặc bị rối loạn thần kinh tim trước đó sẽ tăng rủi ro cho tim với nhiều biến chứng như huyết khối, đột quỵ tim, ngừng tim, suy tim.

Rối loạn nhịp tim có thể phát hiện qua thăm khám lâm sàng và ghi lại bằng điện tâm đồ. Tuy nhiên, việc chẩn đoán không phải lúc nào cũng dễ dàng và chính xác. Do nó thường xuất hiện theo cơn, có thể kéo dài một vài phút và không theo quy luật nhất định, có khi tại thời điểm khám nhịp tim của bạn đã trở về bình thường. Vì lẽ đó, thực tế đã có những trường hợp bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác, nhất là trẻ nhỏ dễ nhầm với chứng động kinh, vì có chung triệu chứng ngất xỉu đột ngột.

Chẩn đoán chính xác rối loạn nhịp tim đã khó, việc điều trị cũng không hề dễ dàng, bởi ngoài các tổn thương thực thể tại tim, thì stress dài ngày, yếu tố tâm lý, chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng có thể tác động lên hệ thống dẫn truyền của tim – hệ thần kinh tim gây rối loạn nhịp tim. Trong khi các Thu*c điều trị rối loạn thần kinh tim chỉ có vai trò làm giảm triệu chứng tạm thời mà chưa tác động được lên nguyên nhân gây bệnh.

Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề " Nhận biết sớm rối loạn nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu” được thực hiện với sự tham gia của GS Phạm Gia Khải Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, hy vọng có thể cung cấp cho các quý độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích để giúp phát hiện sớm, điều trị và phòng ngừa chứng rối loạn nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu. Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức TẠI ĐÂY hoặc tham giao lưu trực tuyến vào lúc 14h30’ ngày 05/08/2015 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn

TPCN Ninh Tâm Vương hân hạnh tài trợ chương trình này!

TPCN Ninh Tâm Vương - giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu:

Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng ngất và phòng ngừa các biến chứng nhồi máu cơ tim, ngừng tim, đột quỵ tim.

Sản phẩm này không phải là Thu*c, không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhan-biet-som-roi-loan-nhip-tim-nhanh-va-ngoai-tam-thu-ve-y-hoc-15256.html)

Tin cùng nội dung

  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Điện tâm đồ (ECG) ghi lại hoạt động điện của tim. Tim tạo ra các xung điện nhỏ dẫn truyền đến cơ tim để thực hiện sự co bóp của tim. Những xung điện này có thể được ghi lại bởi máy điện tâm đồ
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY