Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Nhiễm khuẩn tiết niệu: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Giao hợp nam nữ đôi khi cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu cho phụ nữ. Do sự cọ xát khi giao hợp, vi khuẩn bị đẩy lên bàng quang dễ hơn, vì lỗ tiểu nằm rất gần cửa *m đ*o.

Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan tham gia trong việc bài tiết nước tiểu như thận, bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở bất cứ cơ quan nào trong đường tiết niệu.

Nhiễm trùng thường gây viêm, nhưng viêm niệu đạo có thể có nhiễm trùng hoặc không. Viêm bàng quang và viêm đài thận, bể thận hầu như bao giờ cũng do nhiễm trùng. Viêm niệu đạo thường gặp ở nam giới nhiều hơn, nhưng nếu xét chung về nhiễm trùng đường tiết niệu thì tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới lại cao hơn nam giới. Điều này có thể là do niệu đạo của nữ giới ngắn hơn (khoảng 3,8cm) so với niệu đạo của nam giới (khoảng 20cm), vì thế vi khuẩn từ âm hộ rất dễ dàng xâm nhập vào bàng quang và gây viêm nhiễm. Hậu môn cũng là nơi thường có vi khuẩn bám lại, để rồi từ đó sẽ có dịp xâm nhập vào đường tiểu qua âm hộ. Ngoài ra, âm hộ phụ nữ rất dễ có vi khuẩn tích tụ, nếu không được làm sạch đúng mức.

Giao hợp nam nữ đôi khi cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu cho phụ nữ. Do sự cọ xát khi giao hợp, vi khuẩn bị đẩy lên bàng quang dễ hơn, vì lỗ tiểu nằm rất gần cửa *m đ*o. Thậm chí có khi D**ng v*t là nguồn mang vi khuẩn đến, nếu không có những biện pháp vệ sinh thích hợp.

Nhiễm trùng đường tiết niệu rất thường gặp ở những phụ nữ có sinh hoạt T*nh d*c, phụ nữ có thai, phụ nữ mãn kinh và nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt. Các biểu hiện thông thường là đi tiểu nhiều lần, khó tiểu và nước tiểu đục, đôi khi đau hoặc nhạy cảm ở vùng trên mu hay thắt lưng. Các trường hợp nặng có thể tiểu ra máu, sốt cao. Tuy nhiên, có đến một nửa số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ không mang thai không phát hiện thấy nhiễm khuẩn, nên việc điều trị bằng Thu*c trong những trường hợp này là không cần thiết.

Nguyên nhân

Viêm niệu đạo thường do các bệnh lây qua đường T*nh d*c, chẳng hạn như bệnh lậu.

Vi khuẩn gây các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường từ trực tràng lan sang. Một số trường hợp cũng có thể do vi khuẩn từ đường máu. Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu thuộc loại khó nuôi cấy như Chlamydia, Gardnerella.

Viêm teo *m đ*o.

Thương tổn do giao hợp.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới thường xuất hiện sau một yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng, chẳng hạn như nghẽn đường tiểu hay hẹp niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng có tỷ lệ cao hơn ở phụ nữ có thai.

Một số nguyên nhân có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở cả nam lẫn nữ là sỏi thận, u bàng quang, bất thường bẩm sinh ở đường tiết niệu.

Tật cột sống chẻ đôi, chấn thương tủy sống làm ảnh hưởng đến khả năng làm trống bàng quang, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng thường gặp như tiểu nhiều lần, khó tiểu hoặc buốt rát khi tiểu, nước tiểu đục hoặc tiểu ra máu, sốt.

Có thể dùng que thử nước tiểu để kiểm tra sự hiện diện của protein, nitrat và bạch cầu do nhiễm trùng hay viêm gây ra trong nước tiểu. Nếu kết quả cho thấy không có protein, nitrat và bạch cầu, có khả năng các triệu chứng bệnh đã xuất phát từ một nguyên nhân khác hơn là nhiễm trùng đường tiết niệu.

Xét nghiệm mẫu nước tiểu giữa dòng qua soi kính hiển vi, nuôi cấy vi khuẩn, tìm hiểu độ nhạy cảm kháng sinh. Chẩn đoán xác định một mức độ nhiễm trùng đáng kể khi số lượng một loại vi khuẩn vượt quá 105/ml và số lượng bạch cầu lớn hơn 50/mm3.

Việc nuôi cấy vi khuẩn trong mẫu nước tiểu giữa dòng thường cần được thực hiện ở các đối tượng sau đây:

Phụ nữ có thai.

Trẻ em.

Nam giới.

Bệnh nhân phải đặt ống thông đường tiểu.

Bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh.

Bệnh nhân có các triệu chứng dai dẳng ở đường tiết niệu.

Với các trường hợp nhiễm trùng tái phát, có thể cần có một số xét nghiệm chẩn đoán đầy đủ hơn, chẳng hạn như:

Chụp X quang vùng bụng không chuẩn bị để phát hiện sỏi cản quang.

Siêu âm đường tiết niệu hoặc X quang đường tiết niệu có dùng Thu*c cản quang để loại trừ sẹo vỏ thận do lần nhiễm trùng trước.

Nam giới có các triệu chứng tương tự nhưng không bị nhiễm trùng rất có thể bị viêm tuyến tiền liệt. Triệu chứng kèm theo thường là cảm giác khó chịu phía sau 2 tinh hoàn, có thể có tiết dịch ở đầu D**ng v*t. Cần xét nghiệm mẫu nước tiểu giữa dòng để xác định loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu. Chẩn đoán xác định viêm tuyến tiền liệt bằng xét nghiệm mẫu nước tiểu đầu dòng buổi sáng để soi kính hiển vi, cũng có thể xét nghiệm dịch tiết ở đầu D**ng v*t lấy được sau khi xoa tuyến tiền liệt.

Điều trị

Điều trị thường tùy thuộc vào đối tượng. Nhiễm trùng đường tiết niệu với mức độ các triệu chứng không nghiêm trọng thường được điều trị như sau:

Phụ nữ: Dùng Trimethoprim 200mg, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày.

Trẻ em trên 12 tuổi và nam giới: Dùng Trimethoprim 200mg, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày.

Phụ nữ với các triệu chứng lâm sàng cho thấy có liên quan đến tổn thương ở thận như sốt, đau vùng thắt lưng: Dùng Trimethoprim 200mg, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày.

Phụ nữ có thai: Dùng Cephalexin 1g mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày, hoặc nitrofu- rantoin MR 100mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày.

Với các trường hợp nhiễm trùng tái phát, cần chẩn đoán xác định vi khuẩn gây bệnh và đảm bảo sử dụng đúng loại kháng sinh thích hợp. Tiếp tục sử dụng kháng sinh thích hợp trong 7 – 10 ngày. Nếu các xét nghiệm chẩn đoán trong trường hợp tái phát cho kết quả bình thường, có thể tiến hành điều trị kháng sinh dự phòng. Nên chia khoảng ¼ liều điều trị dùng vào ban đêm.

Nếu xác định nhiễm trùng tái phát có liên quan đến hoạt động T*nh d*c, có thể dùng 1 liều kháng sinh trong vòng 2 giờ sau khi giao hợp.

Các trường hợp ở nam giới có triệu chứng tương tự như nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng thực sự không nhiễm trùng, nếu chẩn đoán xác định là viêm tuyến tiền liệt có thể điều trị bằng doxycyclin 200mg mỗi ngày hoặc ciprofloxacin 500mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 3 tuần hoặc lâu hơn nếu các triệu chứng chưa dứt hẳn.

Phòng ngừa

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể phòng ngừa có hiệu quả bằng một số biện pháp như sau đây:

Tập thói quen tiểu tiện ngay khi có nhu cầu. Việc nhịn tiểu làm lưu giữ nước tiểu trong bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, sau khi nhịn tiểu một thời gian, lần đi tiểu tiếp đó thường không làm trống hoàn toàn bàng quang. Lượng nước tiểu sót lại sẽ là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.

Uống nhiều nước, làm gia tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện làm sạch vi khuẩn trong đường tiết niệu.

Nữ giới cần vệ sinh tốt âm hộ. Khi dùng giấy vệ sinh sau khi đi tiêu phải chùi từ phía trước ra sau (từ âm hộ ra hậu môn), không làm ngược lại. Nếu không, vi khuẩn sẽ được đưa từ hậu môn đến âm hộ và dễ dàng gây nhiễm trùng. Nếu có thói quen đi tiêu mỗi ngày một lần, có thể kết hợp tắm sau khi đi tiêu sẽ đảm bảo an toàn hơn, vì khi tắm có thể làm sạch hậu môn và âm hộ dễ dàng hơn là dùng giấy vệ sinh.

Không dùng quần lót bằng chất liệu vải nylon vì không thoáng khí, gây nóng và ẩm, tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn phát triển. Dùng loại cotton sẽ giúp giữ mát và hút ẩm tốt hơn. Bên ngoài cũng nên chọn loại quần thoáng rộng, không quá chật.

Phụ nữ nên tiểu tiện sau mỗi lần giao hợp. Cho dù việc giao hợp không tạo ra vi khuẩn, nhưng hoạt động giao hợp thường làm đẩy sâu những vi khuẩn đang có sẵn trong âm hộ vào đường tiểu. Việc đi tiểu sau khi giao hợp giúp đưa những vi khuẩn này ra bên ngoài.

Không dùng các loại chất khử mùi hôi, các loại xà phòng thơm, nước tắm sủi bọt... Những hóa chất này thật ra tạo điều kiện dễ gây nhiễm trùng hơn.

Tập thói quen làm sạch cả âm hộ và D**ng v*t trước

mỗi lần giao hợp. Điều này cũng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác nữa.

Chọn phương thức ngừa thai thích hợp, tránh dùng màng ngăn *m đ*o. Màng ngăn *m đ*o thường ép vào bàng quang và làm cho nước tiểu trong bàng quang không thể được đưa hết ra bên ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Vì thế, màng ngăn *m đ*o thực sự làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Những bệnh nhân có dấu hiệu đau khi giao hợp nên dùng chất bôi trơn khi giao hợp để hạn chế những thương tổn có thể gây nhiễm trùng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-chan-doan-va-dieu-tri-nhiem-khuan-tiet-nieu/)

Tin cùng nội dung

  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY