Bệnh học nhi khoa hôm nay

Nhiễm trùng tụ cầu: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị nhi khoa

Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại: Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci. Nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp

Đại cương

Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại: Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci. Nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp và thường là nhiễm trùng liên quan đặt các dụng cụ trong lòng mạch máu.

Phần lớc các tụ cầu hiện nay kháng Penicillin, còn nhạy Methicilline và Aminiglycoside ngoại trừ nhiễm tụ cầu trong bệnh viện.

Chẩn đoán

Chẩn đoán các bệnh do tụ cầu

Viêm mô tế bào và nhọt da, áp xe:

Sưng đỏ nóng đau vùng da bị viêm (viêm mô tế bào) hoặc kèm theo có ổ mủ (nhọt, áp xe).

Viêm phổi, tràn mủ màng phổi:

Thâm nhiễm phổi hai bên dạng đốm, có bóng khí, diễn tiến nhanh (viêm phổi) hay kèm tràn mủ màng phổi.

Viêm xương, viêm khớp:

Sưng nóng đỏ đau phía trên xương viêm, khớp kèm giới hạn cử động

X quang xương: hình ảnh viêm xương thường xuất hiện sau 10-20 ngày nhiễm trùng

Viêm nội tâm mạc, tràn mủ màng tim:

Bệnh nhân có bệnh tim trước, sốt cao kéo dài, sùi van tim (viêm nội tâm mạc)

Ổ nhiễm trùng da, tràn dịch màng tim trên siêu âm.

Nhiễm trùng huyết:

Bệnh cảnh lâm sàng nhiễm trùng huyết trên bệnh nhân có nhọt da, viêm xương, viêm phổi có bóng khí.

Các vi khuẩn Gram (-), Chromobacterium cũng có thể có bệnh cảnh lâm sàng tương tự tụ cầu.

Xét nghiệm

CTM.

Xquang phổi khi có suy hô hấp.

X quang xương.

Cấy máu khi có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc.

Chọc hút ổ mủ: nhuộm gram, phân lập vi khuẩn và kháng sinh đồ.

Điều trị

Nguyên tắc

Phân lập vi khuẩn trước khi cho kháng sinh.

Kháng sinh chống tụ cầu.

Dẫn lưu ổ mủ.

Điều trị biến chứng.

Điều trị

Kháng sinh:

Bệnh nhân phải được phân lập vi khuẩn đặc biệt là nhuộm gram mủ lấy từ áp xe sẽ thấy cầu trùng gram dương dạng chùm.

Kháng sinh ban đầu:

Viêm mô tế bào và áp xe, nhọt không có biểu hiện toàn thân: Oxacilline uống hoặc Cephalexine uống.

Các trường hợp khác có biểu hiện toàn thân hoặc nhiễm trùng nặng: Oxacilline TM Gentamycine.

Bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch: Suy hô hấp nặng, sốc thì có thể dùng Vancomycine ngay từ đầu.

Sau khi có kết quả phân lập vi khuẩn và kháng sinh đồ:

Lâm sàng đáp ứng tốt: tiếp tục kháng sinh đang điều trị cho đủ 7 ngày trong trường hợp nhọt da. Các trường hợp khác tiếp tục kháng sinh trong 3-4 tuần, riêng Gentamycine chỉ cho trong 5-7 ngày đầu. Thường sau 1 tuần, khi bệnh nhân hết sốt, ăn uống được có thể đổi sang Oxacilline đường uống nếu bệnh nhân đang dùng Oxacilline chích.

Lâm sàng xấu hơn hoặc chưa cải thiện:

Kháng sinh đồ còn nhạy Oxacilline: nếu bệnh nhân chỉ còn sốt nhưng các dấu hiệu khác không nặng hơn thì vẫn tiếp tục Oxacilline.

Kháng sinh đồ kháng Oxacilline: đổi sang Vancomycine và có thể phối hợp Rifampicine uống.

Phân lập vi khuẩn âm tính: đánh giá lại lâm sàng, tìm ổ nhiễm trùng khác và sau khi đã loại bỏ tác nhân là trực khuẩn gram âm thì đổi sang Vancomycine. Nếu không loại bỏ được trực khuẩn gram âm hoặc viêm phối hợp một kháng sinh khác có tác dụng trên trực khuẩn gram âm như Cefotaxime.

Thời gian điều trị kháng sinh ít nhất:

Viêm mô tế bào: 7 ngày.

Viêm phổi, tràn mủ màng phổi: 3-4 tuần.

Viêm nội tâm mạc: 4-6 tuần.

Viêm xương: 3 - 6 tuần.

Dẫn lưu ổ mủ

Điều trị biến chứng

Suy hô hấp: Thở oxy, chọc giải áp tràn mủ màng phổi, màng tim.

Sốc: Xem phác đồ điều trị sốc.

Vật lý trị liệu trong tràn mủ màng phổi.

Dẫn lưu màng phổi, màng tim hay phẫu thuật bóc tách màng phổi, màng tim.

Theo dõi

Dấu hiệu sinh tồn.

Dấu hiệu suy hô hấp, chèn ép tim.

Diễn tiến ổ áp xe để chỉ định dẫn lưu.

Theo dõi lượng nước tiểu và tổng phân tích nước tiểu, chức năng thận ngày thứ 5 sau điều trị.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocnhi/nhiem-trung-tu-cau-o-tre-em/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY