Theo các nhà nhân khẩu học, trong hơn nửa thế kỷ qua, nước ta đã trải qua thời kỳ quá độ dân nước ta là trên 6 con/phụ nữ. và sau đó đã giảm liên tục đến xuống mức sinh thay thế vào năm 2006. từ đó đến nay đã duy trì khá ổn định ở mức này.
Theo kết quả của tổng điều tra dân số năm 2019, mức sinh nước ta ở mức 2,09 con/phụ nữ. đây là mức sinh thay thế. tuy nhiên, đó là số liệu trên toàn quốc. nếu tính từng tỉnh thành thì chỉ có một số ít tỉnh đạt được mức sinh thay thế. còn lại đa số vẫn trên mức sinh thay thế hoặc dưới mức sinh thay thế. thậm chí, có tỉnh thành như tp.hcm mức sinh chỉ dưới 1,4 con/1 phụ nữ. đây là mức sinh rất thấp.
"mức sinh khác nhau là thách thức của công tác dân số ở nước ta hiện nay. trước đây, mức sinh ở vùng nào cũng cao nên mục tiêu giảm sinh là thống nhất cho tất cả các vùng, các địa phương. và các giải pháp để đạt được mục tiêu cũng tương tự nhau. hiện nay, mục tiêu và giải pháp về mức sinh lại phải phân biệt theo từng vùng, từng tỉnh. do đó nó phức tạp hơn", gs nguyễn đình cử, nguyên viện trưởng viện dân số và các vấn đề xã hội nhấn mạnh.
Ông nguyễn văn tân, nguyên phó tổng cục trưởng phụ trách tổng cục dân số (bộ y tế) nêu ra những chủ trương, chính sách việt nam đã thực hiện để góp phần duy trì mức sinh thay thế trên cả nước. ảnh: chí cường
Đề cập đến các giải pháp để duy trì được mức sinh thay thế trên cả nước, ông nguyễn văn tân, nguyên phó tổng cục trưởng phụ trách tổng cục dân số (bộ y tế) cho biết: từ năm 2012, việt nam đã thực hiện 2 giải pháp lớn để duy trì mức sinh thay thế. một là, xóa bỏ chính sách bao cấp hoàn toàn chi phí cho mọi người trong việc sử dụng phương tiện Tr*nh th*i và dịch vụ khhgđ; chỉ còn bao cấp cho các đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn… những đối tượng khác phải mua phương tiện Tr*nh th*i, tự chi trả dịch vụ khhgđ.
Hai là, giảm mức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên (Quy định 94 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành năm 2008 quy định sinh con thứ 3 bị cảnh cáo, sinh con thứ 4 là khai trừ. Quy định từ năm 2013 sinh con thứ 3 chỉ bị khiển trách, sinh con thứ 4 bị cảnh cáo và sinh con thứ 5 mới bị khai trừ).
Đặc biệt, ngày 28/4/2020, thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 588/qđ-ttg phê duyệt chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, các đối tượng đến năm 2030. trong đó, đề ra hệ thống 5 giải pháp để đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước, bao gồm: tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền; đẩy mạnh tuyên truyền vận động với nội dung khác nhau ở các vùng, đối tượng có mức sinh khác nhau. điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích khác nhau đối với các vùng, đối tượng có mức sinh khác nhau; mở rộng tiếp cận các dịch vụ khhgđ và chăm sóc sức khỏe sinh sản và tăng cường tập huấn, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
Truyền thông các nội dung kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản đến người dân. Ảnh: Chí Cường
Nhận định về các nhóm giải pháp trên, pgs.ts nguyễn đức vinh, viện trưởng viện xã hội học, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam cho biết: nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên được đưa ra trong chương trình điều chỉnh mức sinh là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền. thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc… điều này là hoàn toàn đúng đắn, bởi các chính sách kinh tế xã hội lớn của nước ta muốn thành công đều phải được sự thống nhất của các cấp ủy, chính quyền, được người dân nhận thức tốt và ủng hộ.
Cùng với đó, theo PGS.TS Nguyễn Đức Vinh, ngay cả khẩu hiệu "Mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con" hiện cũng chưa được thấu hiểu thống nhất trong xã hội. Vì vậy, điều đầu tiên cần có thông điệp rõ ràng cho đến toàn thể các cấp chính quyền, đoàn thể cũng như toàn bộ người dân.
"Trước kia, khi Việt Nam đang có chính sách giảm sinh thì thông điệp: "Mỗi gia đình sinh từ 1-2 con" rất rõ nhưng hiện nay theo khảo sát của chúng tôi thì người dân không hiểu rõ về khẩu hiệu: "Mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con". Khi hỏi thì mỗi người trả lời một kiểu. Vì vậy, điều này là điều đầu tiên phải nên làm và phải dựa trên cơ sở pháp lý: Chính sách pháp luật, chủ trương của Nhà nước", TS Vinh nói.
Bên cạnh truyền thông vận động, theo TS Vinh, cần xem xét những gói hỗ trợ nhất định thì mới có hiệu quả. Bởi vì nếu sinh 2 con hiện nay phải đầu tư chi phí, thời gian công sức. Thực chất, tỷ lệ người muốn sinh 2 con trở lên nhiều, tỷ lệ người muốn 1 con ít hơn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội cản trở mọi người sinh đủ số con mong muốn. Nhất là những người dân ở thành phố lớn, các khu công nghiệp.
Chủ đề liên quan:
chương trình chương trình điều chỉnh mức sinh dân số điều chỉnh Điều chỉnh mức sinh mức sinh mức sinh cao mức sinh thấp mức sinh thay thế quyết định Quyết định 588