Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiệt miệng và những thắc mắc thường gặp

Nhiệt miệng là vấn đề sức khỏe thường gặp, dễ tái phát, ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt, theo Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Nguyên.

Tiến sĩ, bác sĩ phạm đình nguyên tư vấn cách phòng, xử trí khi bị nhiệt miệng - căn bệnh vốn thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

- nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?

Còn theo quan điểm y học hiện đại, nguyên nhân gây ra nhiệt miệng liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, thay đổi nội tiết tố, suy giảm miễn dịch, dùng Thu*c, vệ sinh răng miệng không thích hợp...

- Làm gì để giảm đau và phòng ngừa nhiệt miệng?

- có thể nói nhiệt miệng là bệnh của mọi nhà, ai cũng có thể mắc, vì nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không biệt người lớn hay trẻ nhỏ. khi nổi nhiệt, các vết loét thường tập trung ở niêm mạc miệng, đầu và hai bên của lưỡi nên rất đau khi nói chuyện hay ăn uống. hơn nữa các vết loét thường tồn tại 10-14 ngày mới lành hẳn, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Trước đây, nhiều người thường có thói quen chịu đau đến khi lành bệnh, không dám uống Thu*c giảm đau vì sợ ảnh hưởng gan, thận. nay chúng ta không cần chịu đau và để các vết loét nhiệt miệng tự lành như vậy nữa. ngoài vệ sinh răng miệng đúng cách, có thể dùng Thu*c dạng gel có chứa chất giảm đau (lidocaine), kháng viêm (chiết xuất từ dịch hoa cúc...), nhẹ nhàng thoa lên vết loét để làm dịu cơn đau, rút ngắn thời gian hồi phục.

Để phòng ngừa nhiệt miệng, cần hạn chế các yếu tố gây bệnh như lo âu, căng thẳng; ăn uống thất thường; chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thiếu rau xanh và trái cây, dùng nhiều thức ăn kích ứng... ngoài ra, cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng, sử dụng bàn chải và kem đánh răng thích hợp với độ tuổi. tránh dùng nước súc miệng chứa cồn nếu thường xuyên bị nhiệt miệng tái phát.

Nhiệt miệng là những vết loét nông hình tròn hoặc bầu dục màu trắng hay vàng, có rìa màu đỏ bao quanh, mọc ở niêm mạc vùng miệng gây cảm giác đau rát khi ăn uống và nói chuyện. Ảnh: Shutterstock.

- cách phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng ở trẻ?

Thông thường, hãy nghĩ đến khả năng trẻ bị tay chân miệng khi ngoài vết loét ở miệng, trẻ có những biểu hiện khác như: mệt mỏi nhiều, sốt, nổi ban dạng bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông. dù không phải luôn đặc hiệu nhưng nhiệt miệng thường gặp ở trẻ lớn. trong khi tay chân miệng thường ít gặp ở trẻ trên 5 tuổi.

Đưa trẻ đến bệnh viện khi nghi ngờ bị tay chân miệng, nhất là khi trẻ quấy khóc liên tục, sốt cao, giật mình, run chi, run người, đi đứng loạng choạng, yếu tay chân, thở mệt, đổ mồ hôi nhiều, lừ đừ...

- cần lưu ý gì khi sử dụng Thu*c trị nhiệt miệng cho trẻ?

- Trẻ từ hai tuổi trở lên, khi có vết loét nhiệt miệng, có thể sử dụng Thu*c dạng gel bôi trị nhiệt miệng. Bôi trực tiếp lên vết loét để giảm đau, đồng thời tạo một lớp màng bao phủ, giúp vết loét nhanh lành. Để Thu*c bám dính trên bề mặt vết loét và phát huy tác dụng, cần dặn trẻ không khạc hay nhổ nước bọt trong 5 phút, hạn chế cho trẻ ăn uống trong 30 phút sau thoa hay ngậm Thu*c. Ở liều dùng thông thường theo chỉ định của bác sĩ, trẻ sẽ không gặp nguy hiểm gì nếu vô tình nuốt vào ngay sau khi thoa Thu*c hoặc khi ăn uống.

- Vì sao khi sử dụng một số loại Thu*c thoa nhiệt miệng thường xuất hiện những bợn trắng gây khó chịu?

- Những bợn trắng trên có thể là biểu hiện của nấm miệng, xuất hiện sau một đợt dùng Thu*c thoa có chứa chất kháng viêm steroids (dexamethasone, triamcinolone, clobetasol). Để hạn chế nấm miệng, cần lưu ý súc miệng bằng nước sạch sau khi thoa Thu*c 30 phút. Nếu tình trạng này vẫn không cải thiện, có thể sử dụng Thu*c khác không chứa steroids.

Hiện nay trên thị trường có một vài Thu*c được khuyến khích sử dụng do ngoài chất giảm đau (lidocaine), trong thành phần còn chứa chất kháng viêm, chiết xuất từ dịch hoa cúc, thúc đẩy quá trình lành vết loét, rút ngắn thời gian hồi phục và không để lại bợn trắng sau khi sử dụng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nhiet-mieng-va-nhung-thac-mac-thuong-gap-4192479.html)

Tin cùng nội dung