Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nhiều ca khúc về COVID-19 ra đời cổ vũ tinh thần mọi người vượt qua dịch bệnh

Thời gian gần đây, đã có nhiều tác giả chọn chủ đề COVID-19 để sáng tác các bài hát sôi động, ý nghĩa, mang tính cổ vũ tinh thần mọi người vượt qua dịch bệnh.

Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra đang diễn biến phức tạp, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng về mọi mặt. Các cấp, các ngành trên mọi lĩnh vực đều chung tay phòng chống dịch bệnh, trong đó, lĩnh vực âm nhạc cũng đang góp phần vào việc chiến đấu với loại virus nguy hiểm này.

Với những ca từ giản dị, dễ hiểu, bài hát về phòng chống dịch COVID-19 mang tên "Đánh giặc Corona" của tác giả Lê Thống Nhất (65 tuổi) - người được mệnh danh là "Tiến sĩ Toán học có tâm hồn nghệ sĩ" đã nhận được sự hưởng ứng của toàn xã hội.

Chia sẻ về ca khúc này, TS Lê Thống Nhất cho biết: "Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói, 'Chống dịch như chống giặc' ngay từ phiên họp đầu tiên về phòng chống dịch COVID-19. Sau đó, cả nước cùng hưởng ứng phòng chống một cách mạnh mẽ và quyết liệt nhất. Đến đêm 5/2, một giáo viên dạy Toán ở Thanh Hoá gửi cho tôi bài vè về dịch bệnh. Vì vậy, tôi đã nảy ra ý nghĩ viết một ca khúc để có một cách nói bằng âm nhạc, nhằm truyền thông cho công tác phòng chống dịch Covid-19. Bài hát “Đánh giặc Corona” ra đời từ đó".

Ca khúc “Đánh giặc Corona” đã được nhạc sĩ Nguyễn Hải (Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ ở Nghệ An) tiến hành hoà âm. Sau đó, các ca sĩ Hải Lê và Thế Anh đã thể hiện bài hát với giai điệu sôi nổi.

Qua bài hát, thầy giáo Lê Thống Nhất muốn người nghe hiểu rằng, việc chống dịch không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà còn là trách nhiệm của toàn dân.

Bác sĩ Trương Văn Quý, Tổng thư ký Hội Truyền nhiễm Việt Nam đã gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Lê Thống Nhất: “Trong đại dịch COVID-19, thì công tác truyền thông tới từng người dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Hội Truyền nhiễm Việt Nam trân trọng cảm ơn thầy giáo đã sáng tác kịp thời một ca khúc, giúp tiếp cận hàng triệu người dân, góp phần khích lệ, động viên, cổ vũ các "chiến sỹ áo trắng", trong đó có các hội viên của Hội Truyền nhiễm Việt Nam đang trực diện ngày đêm phòng chống dịch bệnh. Mong các đơn vị truyền thông và mạng xã hội chung tay tiếp tục lan tỏa ca khúc”.

Thông qua ca từ, giai điệu, thông điệp được truyền đi mềm mại, dễ chịu hơn, nhạc sĩ Sa Huỳnh và chồng là nhạc sĩ Nguyễn Duy Hùng cũng chọn chủ đề dịch COVID-19 để sáng tác bài hát.

Nhạc sĩ Sa Huỳnh sáng tác ca khúc “Đôi mắt nCoV” để nói về dịch bệnh đang hoành hành. Trong đó, hình ảnh những bác sĩ từ vùng dịch Vũ Hán phải mặc kín đồ, kính bảo hộ suốt ngày đêm, chỉ để hở đôi mắt được lấy làm trung tâm. Bài hát ca ngợi, cổ vũ và động viên tinh thần các y bác sĩ trong cơn đại dịch.

Nhạc sĩ Sa Huỳnh cho biết, trước ca khúc “Đôi mắt nCoV”, ông xã chị - nhạc sĩ Nguyễn Duy Hùng cũng cho ra mắt ca khúc “Đại dịch Vũ Hán”. Sau khi khỏi bệnh, nhạc sĩ Sa Huỳnh đọc được bài viết Những đôi mắt từ Vũ Hán đăng tải trên Báo điện tử Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh vào ngày 4/2, khiến chị xúc động.

Sáng 5/2, nữ nhạc sĩ đã nhờ chồng hỗ trợ bản phối cho ca khúc. Trong 11 giờ đồng hồ làm việc liên tục, bản phối và bản thu âm ra đời. Nhạc sĩ Sa Huỳnh mong muốn ca khúc sẽ giúp mọi người có ý thức hơn về dịch bệnh, cũng như động viên, chia sẻ với nhau trong hoàn cảnh khó khăn.

Hiền Anh/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/van-hoa/nhieu-ca-khuc-ve-covid19-ra-doi-co-vu-tinh-than-moi-nguoi-vuot-qua-dich-benh-20200202213053231.htm)

Tin cùng nội dung

  • Dân tha hồ hỏi, bác sĩ trả lời, cuối buổi sinh hoạt, không ít thì nhiều, nhà nhà hiểu bệnh, biết cách phát hiện và xử trí khi người thân mắc bệnh.
  • Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã nói như thế trong cuộc trao đổi hôm 17/8.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • 70% số trẻ mắc bệnh tay chân miệng khởi phát tại gia đình, ý thức giữ gìn vệ sinh của không ít người dân hiện vẫn đang ở mức báo động.
  • Ngoài sốt phát ban, rubella đang diễn biến phức tạp thì thủy đậu, tay chân miệng cũng đang gia tăng và lây lan nhanh tại Quảng Nam, Đà Nẵng.
  • Một nghiên cứu mới đây của Australia đăng trên Australian Health Review cho thấy những người bị béo phì mắc nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần hơn.
  • Nếu họ không giới thiệu thì tôi không biết ai là chị, ai là em bởi họ giống nhau như hai chị em sinh đôi vậy. Chỉ có một điểm khác biệt - đó là sắc thái gương mặt. Bà chị thì khắc khổ lo âu còn cô em thì âu sầu ngơ ngác.
  • Cuộc sống tinh thần ở người cao tuổi (NCT) có tính chất nền tảng, quyết định điều khiến nhịp độ lão hóa. Ngược lại, mục đích cơ bản của việc làm chậm sự lão hóa, kéo dài tuổi thọ là nhằm kéo dài thời gian lao động có ích và ước vọng sống lâu, khỏe mạnh.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY