Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Dập dịch bệnh 2011: Cần những bác sĩ biết nói

Dân tha hồ hỏi, bác sĩ trả lời, cuối buổi sinh hoạt, không ít thì nhiều, nhà nhà hiểu bệnh, biết cách phát hiện và xử trí khi người thân mắc bệnh.
Một trường tiểu học trên địa bàn phường Yên Hòa (TP. Hà Nội) vừa mời một bác sĩ nói chuyện 15 phút với học sinh trong lễ chào cờ sáng thứ hai hàng tuần về các dịch bệnh đe dọa trẻ em đang có nguy cơ lan rộng: tay chân miệng, sốt xuất huyết, rubella. Vị bác sĩ này cũng được ban quản lý chung cư nơi ông ở mời làm chủ tọa các buổi sinh hoạt tối thứ 7 hàng tuần tại sân chơi trước nhà. Câu chuyện của ông bắt đầu bằng những con số giật mình về hậu quả ch*t người và tốc độ lây lan của các dịch bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết, rubella; những ca bệnh đau lòng không đáng có nếu người lớn có chút kiến thức và biết phòng ngừa cho con trẻ. Dân tha hồ hỏi, bác sĩ trả lời, cuối buổi sinh hoạt, không ít thì nhiều, nhà nhà hiểu bệnh, biết cách phát hiện triệu chứng và tự tin xử trí khi người thân mắc bệnh. Theo đánh giá của các cư dân cao tuổi ở đây, những sinh hoạt cộng đồng có bác sĩ thuyết trình trước và trong mùa dịch sẽ cho hiệu quả phòng, dập dịch cao hơn gấp nhiều lần các kênh phòng, dập dịch khác, như tuyên truyền trên loa phường, hay đến từng nhà, từng trường phun Thu*c muỗi, phát hóa chất diệtkhuẩn... Lý giải nguyên nhân, các cụ cho rằng dân sẽ dễ nạp kiến thức về bệnh dịch hơn nếu người truyên truyền chính là bác sĩ. Việc hỏi-đáp tại chỗ về dịch bệnh sẽ giúp dân hiểu về mọi khía cạnh xoay quanh căn bệnh đó; đặc biệt là hậu quả với thông tin sống động từ các cơ sở điều trị. Theo các cụ, để khống chế, dập dịch nhanh chóng, các bệnh viện và Trung tâm y tế dự phòng nên tổ chức rộng khắp các buổi thuyết trình, sinh hoạt cộng đồng về bệnh dịch như vậy.

2011: Dịch đến sớm, bùng phát mạnh, phức tạp Tháng 4/2011 trẻ ồ ạt nhập viện, đánh dấu sự bùng phát sớm và mạnh của bệnh dịch TCM. Bộ Y tế lập tức gửi thông báo đến các địa phương, đề nghị phối hợp phòng chống dịch bệnh. Cũng trong tháng 4, chuyên gia nhận định dịch sốt xuất huyết (SXH) có thể đến sớm và bùng phát mạnh hơn năm ngoái. Đúng như khuyến cáo, tháng 5/2011 SXH vào mùa. Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: đến thời điểm đó đã có trên 13.000 người mắc và đây là con số rất cao. Riêng TPHCM, mỗi ngày có trên 100 người nhập viện. Đáng nói là lâu nay dịch SXH thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Trung và phía Nam, nay có dấu hiệu lan rộng ra phía Bắc, đặc biệt là TP. Hà Nội.

Tháng 5, TCM cũng bùng phát mạnh, lan ra miền Trung và gây Tu vong. Tháng 7, TCM lên "đỉnh" dịch. Liên tục có trẻ Tu vong vì bệnh tay chân miệng. Nhiều trường mầm non (nhất là ở TPHCM) phải đóng cửa để khống chế sự lây lan của TCM. Cũng trong tháng này, SXH "tăng tốc" với số người mắc tăng vọt. Tình hình này khiến Cục Y tế dự phòng phải lập 4 đoàn kiểm tra để chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống các dịch bệnh nói trên tại 12 tỉnh thành trọng điểm thuộc khu vực phía nam và Trung bộ, hướng dẫn địa phương triển khai phòng bệnh xử lý triệt để ổ dịch. Nhờ hoạt động phòng chống dịch cấp tập ở khắp nơi, nhiều bệnh nhi may mắn thoát cửa tử. Tuy nhiên, nhiều trẻ không được may mắn chào đời vì mẹ mắc Rubella. Chuyên gia y tế nhận định chưa năm nào, dịch Rubella lại lan rộng và ghi nhận nhiều bệnh nhân như năm 2011. Đặc biệt thời điểm tháng 4/2011 dịch Rubella bùng phát mạnh, số người mắc cao kéo theo số thai phụ nhiễm Rubella tăng cao hơn hẳn mọi năm. Hậu quả là, nhiều bà mẹ buộc phải bỏ thai vì nghi nhiễm căn bệnh đáng sợ này.

Tháng 8: Ráo riết phòng, dập dịch Tháng 8 - thời điểm "lắng" của TCM vào mọi năm, Cục Y tế dự phòng vẫn ra thông báo: “dịch bệnh TCM tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng tới, dịch có thể lây lan ra nhiều tỉnh, thành phố và gia tăng số ca bệnh, Tu vong". Thống kê của Cục cũng cho biết từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước có 32.588 ca bệnh tay chân miệng tại 52 địa phương trong đó có 81 ca Tu vong tại 17 tỉnh, thành phố (TPHCM có số Tu vong cao nhất với 22 trường hợp). Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu công bố TCM đã thành dịch và yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ dịch bệnh này, tăng cường tuyên truyền đúng đối tượng (nhất là việc rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ), huy động các nguồn lực để sớm ngăn chặn sự gia tăng của nó. Vì vậy trước thềm năm học 2011-2012, các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt TPHCM vẫn ráo riết phòng bệnh như từ đầu năm, nhất là ở các trường học - nơi dịch dễ lây lan.

Bộ Y tế đồng thời thành lập 25 đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại 25 địa phương nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch tay chân miệng. Cũng trong tháng 8/2011, SXH chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Số trường hợp mắc bệnh này tình từ đầu năm trên cả nước là hơn 21.200 trường hợp; 21 người Tu vong. Đáng nói là SXH cũng chưa hạ nhiệt khiến Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế xuất cấp không thu tiền Thu*c Dextran 40/Nacl (thuộc hàng dự trữ quốc gia) cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên toàn quốc để phục vụ điều trị cho nhân dân. Trước thực trạng Rubella "đến hẹn lại... bùng phát", để tránh cho nhiều thai phụ buộc phải bỏ thai vì nhiễm rubella và nhiều trẻ sinh ra mắc hội chứng rubella bẩm sinh, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đã phác thảo kế hoạch phòng chống dịch Rubella và được WHO ủng hộ. Theo đó, chương trình giám sát dịch Rubella và Hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ được triển khai tại một số tỉnh trọng điểm. Việc nâng cao năng lực để sản xuất loại vắc-xin phối hợp Rubella - Sởi của Việt Nam cũng được tính toán thực hiện. Từ đó, chủ động nguồn vắc-xin, giảm giá thành, tăng tỷ lệ người dân được tiêm phòng vắc-xin rubella (nhất là phụ nữ tuổi 15 - 35), dự phòng và tiến tới loại trừ cả sởi và Rubella trong thời gian tới. Theo Bảo Trung - VietNamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dap-dich-benh-2011-can-nhung-bac-si-biet-noi-9937.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY