Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiều nàng dâu lấy chồng xa bật khóc khi nghe xong nhạc chế Tết nhà ngoại

Vẫn là cảm xúc với Tết nhưng mỗi nàng dâu lại khác nhau nhất là trong giây phút giao thừa, một cái gì đó thật bâng khuâng và nghèn nghẹn. Vì vậy “thánh chế” Thanh Tuyền đã dành tặng chị em bài Tết nhà ngoại để vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Nhạc chế Tết nhà ngoại nhận được nhiều chia sẻ:

Tết nội hay Tết ngoại đang là câu chuyện được tranh cãi nhiều trên mạng xã hội. Nhiều ông chồng thẳng thừng rằng “xuất giá tòng phu 30 nên đón giao thừa nhà chồng”. Thực tế vẫn không ít nàng dâu phải chịu cảnh nhiều năm không được về nhà ăn Tết. Nhiều lý do được đưa ra như nhà xa, con nhỏ hay đơn giản chỉ vì mẹ chồng, chồng không muốn cho về.

Nắm được tâm lý này của không ít chị em nên “thánh chế” Thanh Tuyền đã tung ra bản nhạc chế “Tết nhà ngoại”. Bản nhạc chế đã gây xúc động cho nhiều chị em vì những lời mộc mạc, chân thành như chạm vào trái tim của những cô dâu lấy chồng xa.

Nghe xong bản nhạc chế, chị Minh Phương bày tỏ cảm xúc: “Lấy chồng đã 5 năm rồi nhưng chưa năm nào tôi được về nhà mẹ đẻ đón giao thừa. Năm nào cũng mùng 3 mới được về que. Nhiều năm tôi cũng ngỏ ý với chồng mình cho được về ngoại ăn Tết nhưng chồng nhất định không chịu vì “phải đón Tết cùng nhà chồng rồi đi đâu thì đi”. Làm vợ thì phải nghe lời thôi”.

Còn chị Nguyễn Minh Ngọc rưng rưng: “Bài hát thật đúng với tâm trạng của tôi. Tôi nhớ năm đầu tiên lấy chồng, giao thừa tôi cứ đi ra đi vào, đứng ngồi không yên. Tết mà cảm giác như thiếu vắng điều gì đó. Nhưng, tôi cũng thật may mắn vì có người chồng hiểu ý vợ. Năm sau chồng tôi đã xin phép bố mẹ cho tôi được về đón giao thừa”.

Nói về việc đón Tết nội hay Tết ngoại, chị Trần Thị Huế cho hay: “Theo tôi, đón Tết nội hay Tết ngoại phải tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình và thống nhất của cả hai vợ chồng. Nếu chồng không đồng ý mà cứ thế về ngoại ăn Tết thì cũng chẳng vui vẻ gì. Mong các ông chồng hiểu nỗi lòng của vợ thì người vợ cũng cần bàn bạc và tôn trọng quyết định của chồng”.

Chia sẻ với PV báo điện tử Người Đưa Tin, “Thánh chế” Thanh Tuyền cho hay, Tết nhà ngoại vẫn luôn là mong muốn của mỗi nàng dâu. Ai cũng có một vài khoảnh khắc nhớ nhà, nhớ bố mẹ đẻ vào dịp tết, nhất là lúc giao thừa.

“Tôi muốn nói thay tâm trạng của rất nhiều chị em phụ nữ trên khắp mọi nơi. Bản thân tôi cũng 8 năm rồi không đón giao thừa với bố mẹ đẻ, nên rất nhớ cái cảm giác ngày nhỏ quây quần bên nhau, cùng gói bánh chưng, đón giao thừa, nhận lì xì...

Theo tôi, quan điểm bắt buộc phải về nhà nội đón Tết là quan niệm đã cũ và không hợp với thời đại này nữa. Nam nữ bình đẳng, cả năm sống bên nhà nội, Tết nếu có mong muốn được về ngoại cũng là điều dễ hiểu và đáng được thông cảm. Ai cũng có cha mẹ, có quê hương, và có những kỉ niệm. Nếu về ngoại mà khiến cả hai bên gia đình đều vui vẻ, tinh thần của người con dâu được thoải mái hơn thì theo tôi nên khuyến khích”, chị Thanh Tuyền xúc động nói.

Mai Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/nhieu-nang-dau-lay-chong-xa-bat-khoc-khi-nghe-xong-nhac-che-tet-nha-ngoai-a461773.html)

Tin cùng nội dung

  • Vì tuổi trẻ chỉ có một lần nên hãy cháy hết mình cho những nhiệt huyết, vui vẻ, tự do của thời thanh xuân ấy trước khi cưới chồng, các cô gái nhé!
  • Khi còn độc thân, nàng tung tăng váy ngắn xuống phố, có thể dành hàng giờ để trang điểm làm tóc dự tiệc. Lập gia đình, thời gian của bạn phần lớn là chăm sóc cho mái ấm.
  • Vụ “trai thanh, gái lịch” Hà Nội và cả những người lớn bồng bế con em mình leo rào vào Công viên nước hồ Tây (thuộc Q. Tây Hồ, Hà Nội) để được vào... tắm miễn phí vẫn là đề tài nóng bỏng trên các diễn đàn, trang mạng vài ngày qua.
  • Lại trực Tết, thế là năm thứ tư liên tiếp tôi không được về nhà đón giao thừa cùng gia đình bên mâm ngũ quả rực rỡ sắc màu.
  • Cúng giao thừa là nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về, xin giới thiệu văn khấn cúng lễ giao thừa.
  • Cúng Giao thừa là một nghi thức quan trọng của người Việt, cần sự chuẩn bị chu đáo và thành tâm.
  • Người Việt có tục hái lộc từ ngàn xưa, vào thời điểm sau giao thừa, người ta thường đi chùa hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng là mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà.
  • Trong mâm cỗ cúng Giao thừa và ngày Tết, nhiều người thắc mắc không biết nên đặt gà cúng quay đầu ra hay quay đầu vào ban thờ thì sẽ tốt hơn cho gia chủ? Chúng tôi đưa ra một số ý kiến của các nhà chuyên môn để các bạn tham khảo.
  • Mangyte -Sau bài báo của PGS.TS Lê Thị Quý - GĐ Trung tâm Trung tâm nghiên cứu giới và Phát triển, Trường ĐH KHXHXN (ĐHQG Hà Nội) về gái Việt lấy chồng ngoại quốc trên Vietnamnet, tôi có một vài suy nghĩ muốn chia sẻ với bà.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY