Đội Quản lý Thị trường số 11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra đại lý chuyên phân phối các nguyên liệu dùng để pha chế trà sữa trên địa bàn phường Phú Lãm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, cơ quan quản lý thị trường đã lấy mẫu một số sản phẩm thạch dừa, trân châu tươi, trân châu 3Q… để giám sát chất lượng khi lưu thông trên thị trường.
Các sản phẩm này đều do công ty TNHH Minh Hạnh Food có địa chỉ tại thôn Bình Phú, xã Phú Yên, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên phân phối, có hóa đơn chứng từ và bản tự công bố về chất lượng sản phẩm.
Đội quản lý thị trường số 11, cục quản lý thị trường hà nội đã lấy 7 mẫu hàng hóa có tại kho hàng và gửi viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. kết quả, tất cả những sản phẩm lấy mẫu đều có chỉ tiêu về chất bảo quản không đúng so với quy định và với bản tự công bố về chất lượng của doanh nghiệp. cá biệt, riêng mẫu thạch dừa 3q có 2 chỉ số chất bảo quản natri benzoat và kali sorbat đều vượt ngưỡng hơn 2 lần so với hàm lượng mà cơ sở sản xuất tự công bố.
Hai chỉ số chất bảo quản: Natri Benzoat và Kali Sorbat đều vượt ngưỡng hơn 2 lần so với hàm lượng mà cơ sở sản xuất tự công bố
"hàm lượng chất bảo quản vượt quá giới hạn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. có thể gây buồn nôn, viêm hệ tiêu hóa. nguy hiểm hơn nếu kết hợp với một số benzen có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư", pgs.ts trần đáng, nguyên cục trưởng cục an toàn thực phẩm, bộ y tế cho biết.
Các cửa hàng, đại lý phân phối, tiêu thụ số nguyên liệu pha chế trà sữa không đảm bảo an toàn thực phẩm trên sẽ bị thu hồi xử lý theo quy định.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, nguy hiểm nhất trong cốc trà sữa chính là hạt trân châu. Hạt trân châu là hạt làm từ bột sắn, nhưng một số người muốn làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn nên họ cho phẩm màu vào tạo nên những hạt trân châu xanh, đỏ, và cả màu đen…. Cái đó mới là cái đáng nghi ngại. Vì chúng ta không thể kiểm soát được người sản xuất tạo ra sản phẩm đó.
Khi người tiêu dùng ăn những hạt trân châu có chứa phẩm màu đó, không phải màu thực phẩm mà phẩm màu công nghiệp hay bất cứ loại chất gì khác cũng rất dễ gây ngộ độc. nếu nguyên liệu pha trà sữa là bột màu, hương liệu công nghiệp, đường hóa học… thì rất độc hại. Dùng nhiều sẽ gây tổn thương lớn cho gan và thận. Thậm chí suy gan, thận ở những cơ địa trẻ có đề kháng yếu.
Ngoài ra, thành phần trong trà sữa nhiều chất béo bão hòa và axít chuyển hóa lớn, không có canxi, những thành phần này đều không tốt cho sức khỏe của trẻ đang tuổi lớn, cần nhiều vitamin bổ dưỡng để phát triển trí não cũng như thể lực.
TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng cho biết, vấn đề của trà sữa là thành phần dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong trà sữa, dinh dưỡng không đa dạng nên nếu uống nhiều sẽ gây hại. Ngoài ra, người ta thường sử dụng nhiều loại phụ gia để pha chế như chất tạo bọt, tạo mùi, tạo màu, chất chống vón, làm ngọt… Nếu những loại phụ gia này kém chất lượng thì khả năng gây ngộ độc sẽ cao. Bột tạo màu không rõ nguồn gốc dễ gây tổn thương gan, thận.
"Chưa nói đến việc đó là thực phẩm không cân đối dinh dưỡng thì các loại hương liệu cũng là những chất độc hại. Ngoài ra, nếu sử dụng sữa tươi, sữa đặc thì không sao nhưng có nơi để tiết kiệm chi phí họ sử dụng kem béo chứa nhiều thực vật hydro hóa thì lại rất có hại", TS Trương Hồng Sơn cho biết.
Ngoài ra, trong trà sữa có caffein là một chất kích thích thần kinh, nếu dùng lâu dài sẽ gây nghiện nhẹ. Trà sữa có rất nhiều đường, dùng lâu ngày sẽ gây ra cảm giác thèm đường, tạo ra thói quen sử dụng đường không tốt cho sức khỏe.
Lượng calo trong trà sữa nhiều, trẻ sử dụng dễ mắc chứng béo phì. Hạt trân châu được làm từ tinh bột, mỗi một viên có lượng calo từ 5-14kcal. Mỗi cốc trân châu có khoảng 2 thìa trân châu tương đương với khoảng hơn 100kcal .Cộng với khoảng 50g đường tương đương với 200kcal thì 1 cốc trà sữa cung cấp khoảng hơn 300kcal. Trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng cả ngày chỉ cần khoảng 2000kcal. Do đó, uống trà sữa rất dễ gây béo phì, đặc biệt là trẻ em.
TS Trương Hồng Sơn cho biết, trẻ em "nghiện" trà sữa sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Cha mẹ nên điều chỉnh thói quen uống trà sữa thường xuyên của trẻ, thay bằng các loại đồ uống tươi, có nhiều chất dinh dưỡng với thành phần tự nhiên như nước hoa quả, nước từ các loại lá, củ… để tránh trường hợp trẻ bị lệ thuộc vào đường, thừa cân, béo phì, thậm chí là ngộ độc vì trà sữa trôi nổi không rõ nguồn gốc.
Hiện cơ quan quản lý thị trường đang tiếp tục làm việc với doanh nghiệp sản xuất để điều tra truy xuất cửa hàng nào, đại lý nào đã phân phối, tiêu thụ số nguyên liệu pha chế trà sữa không đảm bảo an toàn thực phẩm kể trên để giám sát, thu hồi xử lý theo quy định.
Vụ việc lần này một lần nữa cảnh báo với người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm trà sữa trên thị trường hiện nay. Qua các đợt kiểm tra, lấy mẫu định kỳ trước đó, cơ quan an toàn thực phẩm đã nhiều lần phát hiện một số mẫu trà sữa thành phẩm có chứa độc tố nấm men mốc, các chỉ số vi khuẩn hiếu khí và coliform đều vượt quá ngưỡng cho phép.