Kinh tế xã hội hôm nay

Nhiều tài khoản giả cô gái giúp người đàn ông bị rắn cắn để quyên góp tiền

Lợi dụng sự ủng hộ của cộng đồng mạng dành cho Nguyễn Đỗ Trúc Phương (cô gái giúp người đàn ông bị rắn hổ mang cắn), một số người lập tài khoản Facebook mạo danh cô này để quyên góp tiền gây bức xúc.

Mới đây mạng xã hội "phát sốt" vì cô gái xinh đẹp Nguyễn Đỗ Trúc Phương (26 tuổi) đứng ra kêu gọi quyên góp tiền cho các hoàn cảnh khó khăn, từ bác chạy xe ôm nghèo đến anh T. bị rắn hổ mang chúa cắn đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Tính đến 10 giờ 30 phút ngày 24.8, khi số tiền được các mạnh thường quân ủng hộ hoàn cảnh của anh T. là 195.072.000 đồng, Trúc Phương đã tạm ngừng kêu gọi hỗ trợ. Sau khi ngừng kêu gọi, một số người vẫn chuyển tiền về ủng hộ anh T., tính đến hiện lại tổng số tiền quyên góp được là 208.772.000 đồng. 

Nhiều tài khoản giả cô gái giúp người đàn ông bị rắn cắn để quyên góp tiền - ảnh 1

Nhiều người mạo danh tài khoản Facebook của Trúc Phương để kêu gọi hỗ trợ

Ảnh: Chụp màn hình

Sau khi đóng viện phí, Trúc Phương đã chuyển hết tiền còn dư cho chị Bùi Thị Ngọc Tuổi (vợ anh T.) đồng thời đăng tải số tài khoản chính chủ của chị Tuổi để mọi người hỗ trợ trực tiếp mà không thông qua Phương.

Tuy nhiên, lợi dụng sự lan tỏa hành động đẹp của Trúc Phương trên mạng xã hội, nhiều tài khoản Facebook mạo danh, sử dụng tên, hình ảnh của Trúc Phương để kêu gọi tiền hỗ trợ cho các hoàn cảnh khác và yêu cầu gửi tiền qua một tài khoản lạ.

Nhiều tài khoản giả cô gái giúp người đàn ông bị rắn cắn để quyên góp tiền - ảnh 2

Trúc Phương thông  báo ngừng nhận hỗ trợ cho hoàn cảnh của anh T.

Ảnh chụp màn hình

"Chú này là ba vợ của anh Grab hay giao hàng cho em, gia đình khó khăn, chú bị gãy chân bệnh viện bảo mổ 30 triệu mà gia đình không đủ chi phí phải cho chú về nhà nằm. Em từng bị gãy chân đau nhức lắm, giờ chú cứ nằm vậy không có tiền mổ, nhà thì quá nghèo. Em xin quyên góp chi phí mổ chân cho chú. Vì thẻ nhà em bị lỗi Nhà mình muốn chia sẻ thì gửi vào stk này nha. ACB 8178237 Ninh Huyền Trang", một tài khoản mạo danh Trúc Phương đăng tải thông tin kêu gọi.

Nhiều tài khoản giả cô gái giúp người đàn ông bị rắn cắn để quyên góp tiền - ảnh 3

Hiện tại, Phương cho biết chưa kêu gọi cho bất kỳ hoàn cảnh nào mới và không có số tài khoản ngân hàng hay tài khoản Facebook nào khác

ẢNH: NVCC

Sau khi biết mình bị mạo danh, Trúc Phương cho hay bản thân cảm thấy vô cùng bất bình vì nhiều người lợi dụng cô và lợi dụng lòng tốt của những người khác để trục lợi. Hiện tại, Trúc Phương cho biết chưa kêu gọi quyên góp cho bất kỳ hoàn cảnh nào khác, tài khoản Facebook và tài khoản ngân hàng cũng chỉ có một, đó là tài khoản mà cô từng đăng tải khi kêu gọi giúp anh T.

"Nếu có thể tôi muốn trao đổi trực tiếp rõ ràng với những tài khoản mạo danh này. Tuy nhiên những tài khoản này không có động thái trả lời khi liên hệ. Phương cũng có lời nhắn nhủ đến mọi người là nếu muốn chuyển tiền hay ủng hộ bất kỳ một hoàn cảnh nào thì cũng phải tỉnh táo hết sức. Xác minh đúng số tài khoản đó là của chính xác người kêu gọi quyên góp thì mới gửi tiền để tránh bị lợi dụng lòng tốt", Trúc Phương chia sẻ.

Người đàn ông ôm rắn hổ mang chúa vào bệnh viện chuẩn bị được ghép da

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/nhieu-tai-khoan-gia-co-gai-giup-nguoi-dan-ong-bi-ran-can-de-quyen-gop-tien-1270889.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • T*i n*n rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY