Cây thuốc quanh ta hôm nay

Nhó đông - cây Thuốc chữa viêm gan

Nhó đông (Morinda longissima Y.Z.Ruan) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), là một cây bụi, cao 2 - 4m, gỗ thân và rễ có màu vàng.
Nhó đông (Morinda longissima Y.Z.Ruan) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), là một cây bụi, cao 2 - 4m, gỗ thân và rễ có màu vàng. Thân hình trụ, mọc thẳng, cành non có 4 cạnh, màu lục nhạt. Lá mọc đối hình bầu dục thuôn hoặc hình mác, dài 12- 18cm, rộng 6 - 10cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt lúc non gần như nhẵn, khi già mặt dưới có ít lông ngắn mềm, gần giữa nổi rõ, cuống lá dài 2 - 3cm, lá kèm gần hình tim nguyên hoặc chia thùy. Cụm hoa mọc ở đầu cành hay kẽ lá thành đầu có cuống dài 2 - 2,5cm, hoa nhỏ, màu trắng sít nhau, ở gốc mỗi hóa có 1 - 2 hàng phiến bao hình dùi; đài lúc đầu rời nhau sau hàn liền; tràng có 4 - 5 cánh hợp thành ống dài 2,5 - 3cm; nhị 4 - 5 đính ở khoảng 2/5 phần trên của ống tràng, chỉ nhị ngắn; bầu 4 ô. Quả nạc gồm nhiều quả mọng nhỏ.

Mùa hoa: tháng 4 - 6, mùa quả tháng 7 - 12. Cây mọc hoang rải rác ở ven rừng thứ sinh hoặc ở trên nương rẫy cũ với độ cao dưới 800m. Thường gặp ở Sơn La, Lào Cai, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.

Bộ phận dùng làm Thuốc của cây nhó đông là rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có vị đắng, màu vàng, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, hoạt huyết, tiêu viêm, tán ứ, chữa viêm gan">chữa viêm gan, vàng da, xơ gan, được dùng dưới các dạng Thuốc sau:

- Nước sắc: dược liệu nhó đông 20 - 30g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

- Cao mềm: lấy 1kg rễ nhó đông, thái mỏng đổ nước xâm xấp, nấu kiệt làm 2 lần. Lần thứ nhất nấu trong 6 - 8 giờ, rút nước. Lần thứ hai trong 3 - 4 giờ. Trộn hai nước lại cô nhỏ lửa thành cao mềm. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4g.

Ngoài ra, còn dùng dạng cốm được bào chế từ cao nhó đông trộn với đường.

Thuốc giúp người bệnh ăn ngủ tốt, hết vàng da, vàng mắt, đầy bụng.

Đồng bào ở xã Chiềng An, thị xã Sơn La còn dùng rễ hoặc thân già (phần sát gốc rễ của cây nhó đông phối hợp với rễ cây hé mọ (Psychotria) để chữa viêm đại tràng cho kết quả tốt.

TTƯT.DSCKII. Đỗ Huy Bích

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nho-dong-cay-thuoc-chua-viem-gan-20938.html)

Tin cùng nội dung

  • Sắn thuyền còn có tên khác là sắn xàm thuyền, là cây nhỡ, thân thẳng đứng, có thể cao tới 15m.
  • Cây nguyệt quới có tên khoa học Murraya paniculata (L.) Jack, thuộc họ Cam Rutaceae. Thấy mọc hoang ở trong rừng còi hoặc trồng làm cảnh hay làm hàng rào nhờ có hương thơm.
  • Vấn vương là loài cây được phân bố tại châu Âu, châu Á và Việt Nam.
  • Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu. Trong dân gian, ngũ gia bì thường được sử dụng để chữa cảm sốt, họng sưng đau, thấp khớp, đau nhức xương khớp, vết thương sưng đau.
  • Quất hồng bì còn gọi là hoàng bì, quất bì. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 - 5 m,thường mọc hoang hoặc được trồng. Dân gian dùng toàn cây quất hồng bì làm Thu*c.
  • Cây dướng là loại cây mọc hoang, thấy nhiều tại các tỉnh phía Bắc của nước ta. Một số nước trên thế giới cũng có cây dướng như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Lào và Indonesia...
  • Hà thủ ô có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện.
  • Bài viết của lương y Phan Công Tuấn dưới đây xin góp một tiếng nói giúp cho các nhà nghiên cứu, góp phần định danh và phổ biến thêm công dụng của cây Thuốc lạ chữa rắn cắn đã được giới thiệu trên báo Sức khỏe và đời sống.
  • Đây là cây Thuốc cần được giới chuyên môn nghiên cứu thêm. Việc nó có tác dụng chữa rắn cắn như thế nào cũng cần được làm sáng tỏ.
  • Trên vùng núi cao phía Bắc, đồng bào dân tộc thường dùng cây chè dây, một loại cây leo mọc hoang trong rừng làm Thuốc chữa các bệnh đau bụng có triệu chứng là đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua và mất ngủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY