Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trắc bách diệp - cây cảnh đẹp, cây Thuốc quý

SKĐS -Trắc bách diệp được trồng khắp nơi ở đất nước ta để làm cảnh và làm Thuốc. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thuốc: trắc bá diệp (lá cành phơi hay sấy khô) và bá tử nhân.

Thành phần hóa học: trắc bá diệp có tinh dầu (fenchon, camphor, borneol acetat, terpinol), flavonoid (myricetin, hinokiflavon, amentoflavon, quercitin) và lipid (exter của acid: juniperic, sabinic, pimatic, isopimaric…) …

Theo đông y, trắc bá diệp vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc; còn có tác dụng chữa đàm thấp. trắc bá diệp thường dùng dưới dạng sao cháy tổn tính, trong các phương Thuốc về huyết. liều dùng: 6 - 12g. dùng sống có tác dụng lương huyết, sao đen có tác dụng cầm máu (chỉ huyết). xin giới thiệu  một số bài Thuốc có trắc bá diệp.

không chỉ  làm cảnh đẹp, trắc bách diệp còn là vị Thuốc đông y trị nhiều bệnh, đặc biệt làm Thuốc trị chứng xuất huyết do nhiệt.

Lương huyết, cầm máu

Bài 1 - bột trắc bách: trắc bá diệp (chế giấm) 60g, nghiền thành bột. mỗi lần uống 8 - 12g, ngày uống 2 - 3 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm. dùng khi huyết nhiệt mạnh gây chảy máu cam, băng huyết, tiểu tiện ra huyết.

Bài 2: trắc bá diệp (thán) 20g, bồ hoàng (thán) 16g, bạch thược (tẩm rượu sao) 63g. tất cả nghiền thành bột mịn. mỗi lần uống 8g, ngày uống 3 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm. trị người nhiệt băng huyết.

Bài 3 - hoàn tứ sinh: sinh địa 20g, trắc bá diệp sống 12g, lá ngải sống 12g, lá bạc hà sống 12g. tất cả giã nát làm hoàn hoặc sắc nước uống. trị người nhiệt chảy máu cam.

Bài 4 - thang bá diệp: trắc bá diệp (thán) 12g, gừng khô (thán) 6g, lá ngải để lâu 6g. sắc uống. trị nôn ra máu lâu không khỏi.

Bài 5: trắc bá diệp 12g, hạn liên thảo 20g, sinh địa 16g, hòe hoa 16g, huyền sâm 12g, địa cốt bì 12g. sắc uống ngày 1 thang. chữa chảy máu do cơ địa dị ứng gây rối loạn thành mạch.

trị đàm thấp chỉ đới: khi bị thấp nhiệt bạch đới. dùng hoàn trắc bá: trắc bá diệp 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, bạch chỉ 12g, hương phụ 8g, hoàng liên 4g, hoàng bá 8g. tất cả nghiền thành bột, dùng hồ gạo làm hoàn hoặc sắc nước uống. trị thấp nhiệt bạch đới.

Chữa viêm thận cấp tính, đặc  biệt với viêm bể thận: trắc bá diệp 63g, biển súc 63g, cam thảo 4g, đại táo 4 quả. Các vị sắc với 1.500 ml nước còn 500 ml, chia uống 3 lần trong ngày.

chữa viêm bàng quang cấp: trắc bá diệp 16g, hoàng bá 16g, hạn liên thảo 16g, tỳ giải 16g, mộc thông 16g, hoàng cầm 12g, liên kiều 12g, hòe hoa 12g. sắc uống ngày 1 thang.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/trac-bach-diep-cay-canh-dep-cay-thuoc-quy-n190953.html)

Tin cùng nội dung

  • Hà thủ ô có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện.
  • Hạt sen vừa là món ngon vừa là bài Thu*c chữa bệnh. Để dùng hạt sen chữa bệnh đạt hiệu quả nhất bạn nên lưu ý một số vấn đề sau...
  • Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết.
  • Bài viết của lương y Phan Công Tuấn dưới đây xin góp một tiếng nói giúp cho các nhà nghiên cứu, góp phần định danh và phổ biến thêm công dụng của cây Thuốc lạ chữa rắn cắn đã được giới thiệu trên báo Sức khỏe và đời sống.
  • Đây là cây Thuốc cần được giới chuyên môn nghiên cứu thêm. Việc nó có tác dụng chữa rắn cắn như thế nào cũng cần được làm sáng tỏ.
  • Trên vùng núi cao phía Bắc, đồng bào dân tộc thường dùng cây chè dây, một loại cây leo mọc hoang trong rừng làm Thuốc chữa các bệnh đau bụng có triệu chứng là đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua và mất ngủ.
  • Trong những ngày vui xuân, đón Tết, một thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình - đó là: cành đào...
  • Do các khái niệm về bệnh ung thư giữa Đông y, và Tây y có nhiều điểm không tương đồng. Vì vậy, nhiều người đã lợi dụng để thổi phồng vấn đề, chữa được “ung thư” bằng các cây, con ở một số địa phương.
  • Đặt các chậu cảnh trong công sở có lợi cho sức khỏe của bạn, một nghiên cứu mới vừa khẳng định điều đó.
  • Lá trắc bá còn gọi trắc bá diệp, tên khoa học là trắc bách. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thu*c: trắc bách diệp và bá tử nhân. Theo Đông y, lá trắc bá vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc, còn có tác dụng chữa đàm thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY