Cây thuốc quanh ta hôm nay

Nhũ hương - Tiêu nhọt, giảm đau

Nhũ hương là keo nhựa khô của cây nhũ hương. Nhựa cây chảy xuống thành giọt giống hình núm vú lại có mùi thơm nên có tên nhũ hương.
Nhũ hương là keo nhựa khô của cây nhũ hương. Nhựa cây chảy xuống thành giọt giống hình núm vú lại có mùi thơm nên có tên nhũ hương. Nhũ hương chứa hỗn hợp acid mastixic, acid masticolic, một ít masticaresen; tinh dầu có mùi long não. Vị đắng cay, tính ôn; vào kinh tâm, tỳ và can, nhũ hương có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, tiêu nhọt giảm đau, hành khí. Trị các chứng đau kinh, tắt kinh, đau vùng thượng vị, phong tê thấp, té ngã, chấn thương, trường ung. Dùng ngoài tiêu phù, sinh cơ, trị nhọt lở lâu lành. Liều dùng: 3-8g bằng cách sao cho bay hết dầu làm Thu*c sắc hay nghiền bột.

Trị đau do chấn thương, bị đánh ngã:

Bài 1: Bột nhũ hương: nhũ hương 6g, một dược 6g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 12g, xích thược 12g, đan bì 12g, sinh địa 12g, cam thảo 4g. Các vị nghiền bột, mỗi lần uống 4g, ngày uống 2 lần, chiêu với rượu (hoặc sắc nước uống).

Bài 2: Bột Thất ly: nhũ hương 6g, chu sa 6g, một dược 6g, huyết kiệt 8g, hồng hoa 8g, nhi trà 12g, xạ hương 2g, băng phiến 4g. Các vị nghiền bột mịn. Mỗi lần 2,4- 3g, chiêu với rượu.

Trị đau do bị đánh ngã gây chấn thương (gãy xương, bong gân), ứ huyết nhưng chưa rách da: nhũ hương sống, một dược sống, giun đất cổ trắng, bạch chỉ mỗi vị 125g; xuyên ô sống, thảo ô sống, tử kính bì mỗi vị 250g, xuyên tiêu 63g, cóc 8g, nam tinh sống 200g. Các vị nghiền bột mịn, thêm giấm, hành, nước, đường đỏ, lòng trắng trứng gà hoặc rượu làm Thu*c đắp. Tùy theo chỗ đau mà dùng lượng bột cho thích hợp.

Cũng dùng khi ngực bụng đau do huyết ứ hoặc đồng thời khí trệ.

Thoát mủ, tiêu nhọt, trị mụn nhọt sưng đau: Bột Nhũ hương tiêu độc: nhũ hương, một dược mỗi vị 6g; thiên hoa phấn, đại hoàng, hoàng kỳ, ngưu bàng tử, mẫu lệ mỗi vị 12g, kim ngân hoa 20g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Trị vết loét lâu ngày, eczema, sưng độc không rõ nguyên nhân: bột nhũ hương 20g, một dược 20g, chu sa 12g, colophan 250g, hạt thầu dầu 200g. Bóc bỏ vỏ hạt thầu dầu, giã nát, thêm bột colophan, giã cho đến khi thành dạng mỡ, thêm các bột Thu*c khác vào, giã kỹ cho đều là được. Rửa sạch chỗ đau, bôi Thu*c lên dày gần 1mm, băng cố định. Mỗi ngày thay Thu*c 1 lần. Khi miệng vết thương sạch, lấy gạc tiệt trùng đậy lên; sau 3-4 ngày là khỏi.

Trị lao hạch, nhất là bệnh mới phát: nhũ hương, một dược, băng phiến, hồng hoa, bạch chỉ, tam thất mỗi vị 2g, xạ hương 0,4g, hải mã 1 cái. Trộn với ít nước hoặc rượu, làm thành cao, đắp ngoài.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhu-huong-tieu-nhot-giam-dau-17370.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Nha chu viêm là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở mô lợi, xương ổ răng và mô nha chu nâng đỡ của răng. Phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên. Người bệnh có triệu chứng sưng đau răng lợi, chân răng bị sưng làm mủ, miệng hôi, bản thân răng cũng bị hủy hoại hoặc bị ăn mòn, đen xám, dễ mẻ vỡ tự nhiên làm cho lợi và răng không bám vào nhau làm lung lay nghiêng ngả. Kèm theo người bệnh có thể đau lưng, mỏi gối, di, mộng tinh...
  • Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở các lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn; YHCT có tên gọi chung là “sang, hung, thù...”. Nguyên nhân do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát là do huyết nhiệt.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Thiên hoa phấn là tên dược liệu (Thuốc) của rễ cây qua lâu còn có tên là dưa trời, dây bạc bắt, có tên khoa học là Trichosanthes kirilowi Maxim, thuộc họ bầu bí - Curcurbitaceae.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY