Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những đại kỵ khi ăn tỏi không phải ai cũng biết

Tỏi chữa được rất nhiều bệnh, ăn tỏi cũng giúp tăng sức đề kháng chống lại virus nhưng nếu ăn quá nhiều hoặc với một số người có bệnh đại kỵ với tỏi, ăn loại củ này sẽ gây hại cho cơ thể.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyLấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là "Thu*c kháng sinh đến từ tự nhiên" bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó.

Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…

Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Trung y có câu: "Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt". Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.

Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.

Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.

Theo một báo cáo của Ý, hơi thở có mùi tỏi và mùi cơ thể là hai trong số những tác dụng phụ phổ biến nhất liên quan đến tỏi. Thiếu vệ sinh cá nhân không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra mùi cơ thể, vì tiêu thụ tỏi cũng có thể gây ra tình trạng này. Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân do tỏi có tính nóng, vị cay, người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này.

Trường hợp bạn đang sử dụng một số loại Thu*c điều trị HIV/AIDS, Thu*c chống đông máu,… thì bệnh nhân không nên ăn tỏi vì sẽ gây nên tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền xưa, người ăn tỏi nhiều sẽ làm tiêu tan khi huyết, khiến sinh đờm, loãng khí, hao máu, phát nhiệt. Do đó người có thể trạng yếu thì không nên ăn tỏi.

Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những người bị huyết áp nên hạn chế tỏi, tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.

Không ăn tỏi nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan: Nguyên nhân do tỏi có tính nóng, vị cay, người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này. Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù tỏi sống có khả năng chống oxy hóa, nhưng việc ăn quá nhiều có thể khiến gan bị nhiễm độc. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên chuột, ăn tỏi với liều lượng cao (0,5g trên mỗi kg trọng lượng cơ thể) có thể gây tổn thương gan. Tuy nhiên, liều lượng thấp (0,1g đến 0,25g tỏi trên mỗi kg trọng lượng cơ thể) hàng ngày là an toàn cho gan.

Theo một báo cáo của Ý, hơi thở có mùi tỏi và mùi cơ thể là hai trong số những tác dụng phụ phổ biến nhất liên quan đến tỏi. Thiếu vệ sinh cá nhân không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra mùi cơ thể, vì tiêu thụ tỏi cũng có thể gây ra tình trạng này.

Sau khi đánh răng, mùi tỏi vẫn có thể tồn tại trong miệng. Một số chuyên gia tin rằng, các hóa chất trong tỏi góp phần gây hôi miệng. Hôi miệng có thể làm bạn mất tự tin nên bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi ăn tỏi, đặc biệt là khi có cuộc hẹn quan trọng.

Ăn tỏi tươi khi bụng đói có thể gây buồn nôn, nôn và ợ nóng. Một số nghiên cứu cũng đã tuyên bố rằng ăn tỏi sống có thể gây ợ nóng và buồn nôn. Ngoài ra, ăn quá nhiều tỏi sống cũng có thể gây ra bệnh GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản) ở một số người.

Ăn tỏi tươi khi bụng đói có thể gây buồn nôn, nôn và ợ nóng. Một số nghiên cứu cũng đã tuyên bố rằng ăn tỏi sống có thể gây ợ nóng và buồn nôn. Ngoài ra, ăn quá nhiều tỏi sống cũng có thể gây ra bệnh GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản) ở một số người. Ảnh minh họa: Internet

Ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra tiêu chảy, đặc biệt là ăn khi bụng đói. Hơn nữa, những người bị xì hơi thường xuyên cũng không nên ăn nhiều tỏi vì nó có chứa chất fructan, có thể gây sinh bụng, khí trong dạ dày.

Thực tế, không có bằng chứng nào chứng minh mối liên quan việc ăn tỏi có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày. Một nghiên cứu của Nhật Bản nói về các sản phẩm tỏi dưới dạng viên nén cho thấy, những người ăn sản phẩm này vào đều dẫn đến hiện tượng xuất huyết niêm mạc dạ dày.

Tỏi có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Do đó, bạn không nên ăn tỏi cùng với Thu*c làm loãng máu như warfarin. Hơn nữa, bạn cũng nên ngừng tiêu thụ tỏi ít nhất 7 ngày trước khi phẫu thuật, vì tỏi có tác dụng kháng tiểu cầu và có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết trong khi phẫu thuật.

Theo một số nghiên cứu, tỏi cũng có thể khiến một số người đổ mồ hôi nhiều hơn.

Ăn tỏi quá nhiều có thể khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt. Tuy nhiên, cơ chế đằng sau tác dụng phụ này vẫn chưa được nghiên cứu.

Tỏi, đặc biệt là khi ăn sống, có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Một số chuyên gia tin rằng, tỏi có thể liên quan đến dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh chính trên mặt, có thể gây ra đau đớn. Ăn tỏi sống có thể kích thích dây thần kinh này để giải phóng các phân tử tín hiệu thần kinh được gọi là neuropeptide chạy đến các tế bào bao phủ màng não và gây đau đầu. Ảnh minh họa: Internet

Tiếp xúc kéo dài với tỏi có thể gây kích ứng da, vì một số enzyme trong tỏi có thể dẫn đến tình trạng này. Và bệnh chàm cũng có thể là một trong những điều kiện đi kèm với dị ứng. Theo một nghiên cứu khác, việc thường xuyên xử lý tỏi để nấu ăn có thể dẫn đến phát ban.

Phản ứng với một số loại Thu*c: Theo một nghiên cứu, tỏi đã được tìm thấy có phản ứng với các loại Thu*c như: chlorpropamide, fluindione, ritonavir và warfarin.

Tỏi, đặc biệt là khi ăn sống, có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Một số chuyên gia tin rằng, tỏi có thể liên quan đến dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh chính trên mặt, có thể gây ra đau đớn. Ăn tỏi sống có thể kích thích dây thần kinh này để giải phóng các phân tử tín hiệu thần kinh được gọi là neuropeptide chạy đến các tế bào bao phủ màng não và gây đau đầu.

Tỏi đinh hương có thể kích thích các mô mềm của *m đ*o. Một số phụ nữ đặt tỏi vào *m đ*o như một phương Thu*c để điều trị nhiễm nấm *m đ*o, nhưng việc này có thể làm tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng hơn.

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra chứng phù du, nghĩa là xuất huyết bên trong khoang mắt - khoảng trống giữa mống mắt và giác mạc. Dùng tỏi với liều lượng lớn khi đang dùng Thu*c chống đông máu có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. Ảnh minh họa: Internet

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra chứng phù du, nghĩa là xuất huyết bên trong khoang mắt - khoảng trống giữa mống mắt và giác mạc. Dùng tỏi với liều lượng lớn khi đang dùng Thu*c chống đông máu có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam), vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.

Cá trắm cũng là một trong những thực phẩm kỵ với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. Vì cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi (tính nóng) vào dễ gây chướng bụng và khó tiêu.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam), vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống. Ảnh minh họa: Internet

Đây là món ăn rất hấp dẫn khi kho mặn, chiên giòn, nấu canh chua,… Thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.

Theo Đông y, ăn trứng cùng với tỏi có thể gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Khi tỏi được chiên quá cháy sém cũng sẽ không tốt.

Ngoài ra, còn một số món sau cũng kỵ với tỏi như: Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt chó thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu,…

Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy

Tỏi không nên kết hợp với các loại Thu*c bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng,…

Tốt nhất bạn nên tránh kết hợp tỏi với một số thực phẩm nhất định như: đinh hương, gừng, bạch quả, hạt dẻ ngựa, cỏ ba lá đỏ, nghệ, cây liễu, ớt, cây dương để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Những việc người bệnh ung thư nên làm để chống lây nhiễm COVID-19

Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không mắc ung thư.

Hà Nội: Cửa hàng Thu*c báo ngay cho ngành y tế nếu khách hàng có dấu hiệu ho, sốt

Các cơ sở bán lẻ Thu*c phải lập sổ theo dõi thông tin người mua. Trường hợp người mua Thu*c ho, sốt... và người có triệu chứng ho, sốt, khó thở... cần thực hiện kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn khai Tờ khai y tế, khai thác tiền sử dịch tễ và báo cáo cho cơ quan y tế trên địa bàn.

Bộ Y tế cảnh báo việc dùng Thu*c tẩy giun, Thu*c chữa HIV để 'chống' COVID-19

Bộ Y tế cảnh báo trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, có hiện tượng người dân tự ý tìm mua các Thu*c nêu trên để tích trữ, tự sử dụng điều trị dự phòng COVID-19, việc này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân do tác dụng không mong muốn của Thu*c.

Sức khỏe của bác gái BN 17 hiện thế nào sau khi nguy kịch vì sốc tim, ngừng tuần hoàn

Sau khi nhập viện, bệnh nhân 20 (bác gái BN 17) diễn biến suy hô hấp tăng nặng, đã được đặt máy thở, chạy ECMO. Sau 4 ngày cai ECMO, BN quay lại thở máy, tới 8/4, BN 64 tuổi có thể trạng gầy, bị rối loạn tiền đình này đã bị sốc tim, 3 lần ngừng tuần hoàn, nhưng đã được các bác sĩ theo dõi sát sao, cấp cứu kịp thời.

Việt Nam: 568 ca nghi mắc COVID-19, hơn 73.000 người đang cách ly theo dõi y tế

Báo cáo nhanh mới nhất cập nhật ngày 17/4 của Bộ Y tế cho thấy, hiện Việt Nam ghi nhận 568 ca nghi mắc COVID-19 đang được cách ly theo dõi và có 73.758 người tiếp xúc gần, người về từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi y tế.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-dai-ky-khi-an-toi-khong-phai-ai-cung-biet-1643787.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY