Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những dấu hiệu băng huyết sau sinh không nên xem nhẹ

Hiện tượng băng huyết sau sinh là một trong những biến chứng có thể xảy ra với thai phụ sau sinh. Vậy đâu là những dấu hiệu băng huyết sau sinh? Cách khắc phục như thế nào? Trường hợp thai phụ đẻ mổ có bị băng huyết không? Cùng tìm hiểu nhé.

Mục Lục

Băng huyết sau sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu băng huyết sau sinh, chúng ta cũng cần hiểu rõ về hiện tượng này ở sản phụ. Đây là tình trạng mà đường Sinh d*c của mẹ bị chảy máu liên tục trong 24 giờ sau khi sinh. Với một lượng máu hơn 500ml hoặc hơn 1% máu của cơ thể. Dựa vào thống kê, trung bình mỗi năm trên thế giới sẽ có khoảng 515.000 phụ nữ bị Tu vong khi mang thai, sinh nở. Riêng số lượng người gặp tình trạng băng huyết sau sinh có thể lên đến hơn 100.000 người. Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ người băng huyết sau sinh chiếm khoảng 3% - 8%, vậy bị băng huyết có nguy hiểm không? Trên thực tế, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng Tu vong cao nhất ở sản phụ.

Nguyên nhân băng huyết sau sinh

Hiện tượng băng huyết sau sinh có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến gồm những nguyên nhân sau:

    Đờ tử cung: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất, khiến cho sản phụ gặp triệu chứng băng huyết sau sinh. Những nguyên nhân bị đờ tử cung có thể là chất lượng tử cung kém do tử cung của bà mẹ đã trải qua sinh nở nhiều lần, cơ thể bị u xơ tử cung, tử cung dị dạng.

Những dấu hiệu băng huyết sau sinh

Những dấu hiệu của băng huyết sau sinh có thể bao gồm:

Sản phụ bị chảy máu không thể kiểm soát: Chảy máu ở đường Sinh d*c ngay sau sinh. Lượng máu bị chảy ra ngoài nhiều hoặc ít, máu có màu đỏ tươi hay đỏ bầm, máu vón cục hoặc loãng. Máu chảy ứ ở trong buồng tử cung, làm cho tử cung bị tăng thể tích, đáy tử cung cũng lên cao dần, to ra theo chiều ngang và mềm nhão.

    Huyết áp suy giảm

Biến chứng khi bị băng huyết sau sinh

Khi sản phụ có những dấu hiệu của việc bị băng huyết sau khi sinh sẽ gây ra những biến chứng thế nào với sức khỏe? Tùy vào mức độ bị mất máu và hồi sức, cầm máu, hiện tượng băng huyết sau khi sinh có thể gây nhiều biến chứng khác nhau như: choáng váng do bị giảm thể tích tuần hoàn, dẫn đến suy thận, gặp hiện tượng suy đa cơ quan, nghiêm trọng hơn là gây Tu vong. Băng huyết cũng là yếu tố gây ra nhiễm trùng hậu sản.

Biến chứng lâu dài của việc bị băng huyết sau khi sinh gồm: thiếu máu, bị viêm tắc tĩnh mạch, sản phụ gặp phải hội chứng Sheehan (do bị hoại tử tuyến yên, từ đó dẫn đến việc bị suy nhược cơ thể, gầy, mất sữa và vô kinh), thậm chí là không thể có thêm con nếu trường hợp thai phụ phải cắt tử cung.

Phòng ngừa hiện tượng băng huyết sau sinh

Để giảm dấu hiệu băng huyết sau sinh cũng như Tu vong do bị băng huyết. Sản phụ trước khi sinh, nên dự phòng trước những trường hợp sinh nở. Một vài nguyên tắc cần nhớ:

    Tránh việc chuyển dạ kéo dài bằng cách thường xuyên theo dõi quá trình chuyển dạ. Trên monitoring, các cơn gò tử cung, nhịp tim thai, sự xóa mở ở phần cổ tử cung.
    Không thực hiện những thủ thuật giúp dễ sinh nếu không được sự chỉ định rõ ràng.

Có thể nói, bên cạnh việc tiềm ẩn nguy cơ bị Tu vong cao cho sản phụ, hiện tượng băng huyết sau khi sinh còn gây nhiều di chứng thứ phát quan trọng khác cho phụ nữ như hội chứng bị suy hô hấp với người trưởng thành, đông máu nội mạch lan tỏa, bị suy thận cấp, hay mất khả năng sinh sản, hoại tử ở tuyến yên. Vì thế, khi có các dấu hiệu băng huyết sau sinh, người nhà và sản phụ cần phải hết sức cảnh giác.

Trên đây là một vài thông tin về hiện tượng cũng như dấu hiệu băng huyết sau sinh mà thai phụ sắp bước vào giai đoạn chuyển dạ cần lưu ý để có thể hạn chế rủi ro cũng như biến chứng có thể gặp phải nếu gặp tình trạng này. Thực tế, đây là một trong những hiện tượng khá nguy hiểm và có thể gây Tu vong ở sản phụ, cần phải có sự can thiệp và xử lý kịp thời. Kể cả khi chọn phương pháp sinh mổ thì sản phụ vẫn có thể gặp hiện tượng này. Vì thế, cần có sự theo dõi sát của người nhà lẫn bác sĩ chuyên khoa trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Thu Hiền | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nhung-dau-hieu-bang-huyet-sau-sinh-khong-nen-xem-nhe-352476.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nhung-dau-hieu-bang-huyet-sau-sinh-khong-nen-xem-nhe-352476.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/nhung-dau-hieu-bang-huyet-sau-sinh-khong-nen-xem-nhe-352476)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY