Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở nam giới. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể chữa khỏi hoặc kéo dài thời gian sống lâu nếu được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Một khi ung thư đã di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể thì tỷ lệ sống hơn 5 năm chỉ ở mức 5%.
Đó chính là lý do vì sao việc làm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt rất có lợi. Một người bình thường nên cân nhắc làm xét nghiệm PSA bắt đầu từ tuổi 50. PSA là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, khi tuyến này bị sưng, viêm hay ung thư, nồng độ PSA sẽ tăng lên. Nếu gia đình có tiền sử nhiều người bị ung thư tuyến tiền liệt thì bạn nên tiếp tục làm xét nghiệm PSA ở tuổi 60.
James Wysock, bác sĩ chuyên khoa kiêm trợ lý giáo sư về tiết niệu tại NYU Langone Health, Mỹ nói rằng ung thư tuyến tiền liệt không hề có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, vì thế, việc làm các xét nghiệm sàng lọc là hoàn toàn cần thiết. Và khi có triệu chứng đã quá rõ ràng thì bệnh đã chuyển qua giai đoạn trầm trọng.
Tuyến tiền liệt nằm bên dưới bàng quang và niệu đạo. Tuổi càng cao, tuyến tiền liệt càng có nguy cơ bị sưng to và khiến quý ông cảm thấy khó khăn khi đi tiểu. Tuy vậy, đôi khi hiện tượng sưng phù cũng bị nhầm lẫn với những khối u trong tuyến tiền liệt.
Tiến sĩ Wysock cho biết: “Nếu thấy mình đi tiểu chậm hơn bình thường, tần suất đi tiểu tăng hơn trước nhiều thì nên chú ý rằng đây có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt”.
Theo tiến sĩ Wysock, nhìn thấy máu khi đi tiểu hoặc xuất tinh thì nam giới nên đi kiểm tra ngay lập tức. Đây có thể là triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt hoặc bạn đang mắc bệnh viêm nhiễm nào đó.
Lưu ý, nhiều nam giới thường bị mở rộng tuyến tiền liệt khi càng có tuổi, điều này cũng gây viêm tuyến tiền liệt lành tính và bạn có thể thấy máu khi đi tiểu. Tốt nhất nếu xuất hiện máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Nếu ung thư tuyến tiền liệt lan sang các cơ quan nội tạng khác, nó thường gây ảnh hưởng đến các mô và xương gần đó bao gồm cả lưng và cột sống. Hệ quả là bạn thường bị đau dây thần kinh ở cột sống khiến lưng bị tê cứng, các bó cơ cũng bị căng. Hầu hết các hiện tượng này đều phụ thuộc vào vị trí mà tế bào ung thư tuyến tiền liệt lan sang.
Tuy nhiên, tiến sĩ Wysock cũng nhấn mạnh rằng việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt chỉ qua hiện tượng đau lưng là chưa đủ chính xác, nhưng cánh mày râu cũng không nên bỏ qua dấu hiệu này.
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh bệnh ung thư bệnh ung thư tuyến tiền liệt bỏ qua ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dấu hiệu dấu hiệu bệnh dấu hiệu bệnh ung thư dịch covid dự kiến khỏi bệnh không nên mắc mới