với mẫu mã đa dạng và tiện lợi, hộp nhựa được nhiều người sử dụng để đựng hoặc cất trữ thực phẩm. song, các chuyên gia hàng đầu của singapore cho rằng người dùng cũng cần phải biết cách nhận diện và sử dụng chúng đúng cách, để tránh gây nguy hại đến sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Tốt nhất không dùng hộp nhựa hâm thức ăn trong lò vi sóng, mà nên dùng dụng cụ bằng sành hoặc thủy tinh.
Phó giáo sư suresh valiyaveettil tại đại học quốc gia singapore cho biết, cấu trúc hóa học của hộp nhựa - dù là loại dùng một lần hay loại tái sử dụng - về cơ bản là như nhau. tuy vậy, điểm khác nhau giữa hộp nhựa đựng thức ăn nằm ở chất phụ gia (như chất ổn định, chất dẻo hóa) và quy trình sản xuất, những yếu tố quyết định các đặc điểm như độ dày, dẻo và độ nóng chảy của chúng. ví dụ, hộp nhựa tái sử dụng thường dày và ổn định hơn, độ bền cao và có khả năng chịu được nhiều mức nhiệt thay đổi trong môi trường.
Trong khi đó, giáo sư henry leung, giảng viên cao cấp của trường bách khoa nanyang, cho biết hộp nhựa dùng 1 lần mỏng hơn và có khả năng chịu nhiệt kém hơn. cho nên, dù sử dụng hộp đựng làm từ loại nhựa nào, người dùng cũng cần biết rõ những điều nên và không nên làm khi sử dụng chúng, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Chuyên gia Valiyaveettil cho hay việc làm này không chỉ làm nóng chảy một phần hộp nhựa trong lò, mà còn làm rò rỉ “các phân tử phụ gia” vào thức ăn. Trong số thành phần phụ gia này có bisphenol A (BPA) và phthalates - hai chất giúp nhựa dễ uốn trong quá trình sản xuất, nhưng lại ảnh hưởng xấu tới các hoóc-môn cơ thể, hệ sinh sản cũng như sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Ngay cả khi không hâm nóng, việc rò rỉ hóa chất từ hộp nhựa sang thức ăn vẫn diễn ra, dù ở tỷ lệ thấp hơn.
Đối với những hộp nhựa có ghi chú “an toàn khi dùng trong lò vi sóng” (microwave-safe), tốt nhất bạn cũng không nên dùng để hâm thức ăn. “Khi làm nóng trong lò vi sóng, một số phân tử phụ gia ngấm vào thức ăn nhanh hơn so với khi ở nhiệt độ phòng” - Valiyaveettil cảnh báo. Nói cách khác, thực phẩm càng nóng thì càng dễ thấm hóa chất có hại bị rò rỉ từ hộp nhựa.
Do nhiệt độ cao góp phần làm rò rỉ hóa chất trong nhựa, nên người dùng chỉ để hộp nhựa ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Tốt nhất là đừng để thức ăn nóng trong hộp nhựa - bất kỳ loại nào - mà nên dùng dụng cụ làm bằng sành, tráng men, thủy tinh hoặc kim loại. Tuyệt đối không dùng hộp nhựa đựng thức ăn có tính axít cao như giấm hoặc nước chanh.
Không tái sử dụng đồ nhựa dùng một lần, dù là để đựng các thực phẩm khác như bánh quy hoặc rau. lý do là loại nhựa này thường mỏng và không kín gió, dễ khiến thức ăn tiếp xúc với vi khuẩn có trong không khí.
Một cách hữu ích khác giúp người dùng chọn đồ nhựa an toàn là kiểm tra mã nhận diện nhựa (resin identification code), được in nổi dưới đáy dạng 1 con số nằm trong một hình tam giác. mã này cho biết sản phẩm nhựa đó được sản xuất từ loại polymer nào, để tiện phân loại và tái chế. cụ thể, mã 1 tượng trưng cho pet, mã 2 - hdpe, mã 3 - pvc, mã 4 - ldpe, mã 5 - pp, mã 6 - ps và mã 7 - pc hoặc các loại nhựa khác.
Chuyên gia Leung cho biết các mã 1, 2, 4 và 5 không chứa BPA, trong khi mã 3 và 7 có thể chứa chất này. Còn theo tiến sĩ Valiyaveettil, mã 6 có thể chứa phthalate hoặc BPA, còn mã 5 là loại polymer phù hợp cho mọi ứng dụng, do có độ ổn định cao.
Chủ đề liên quan:
an toàn cần biết đại học quốc gia singapore điều cần biết đồ nhựa Những điều cần biết để sử dụng đồ nhựa an toàn sử dụng