Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những điều cần biết khi đo huyết áp

Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của động mạch. Là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.

Đây cũng là một trong những chỉ số sinh tồn chính của cơ thể. Vì thế hiểu biết về huyết áp và cách theo dõi huyết áp của bản thân cho đúng là điều cần thiết.

Huyết áp liên tục thay đổi trong ngày, tùy thuộc vào hoạt động thể chất, căng thẳng cảm xúc hoặc thậm chí là thực phẩm mà bạn ăn. Một số biến đổi của huyết áp là bình thường. Tuy nhiên, huyết áp cực đoan có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe thường phải điều trị. Và rồi, huyết áp dao động như thế nào? Vậy thì khi nào huyết áp cao nhất hay thấp nhất trong ngày?...

Thời gian nào trong ngày huyết áp cao nhất?

Thông thường, vào ban đêm khi bạn đang ngủ, huyết áp thấp hơn và bắt đầu tăng lên một vài giờ trước khi bạn thức dậy. Huyết áp tiếp tục tăng trong buổi sáng, đạt đỉnh vào khoảng giữa buổi chiều. Huyết áp bắt đầu giảm trở lại vào cuối buổi chiều và buổi tối. Mức huyết áp thay đổi 25 -30% trong ngày được coi là bình thường. Tuy nhiên, nếu mức huyết áp dao động vượt quá phạm vi hoặc gây ra những khó chịu cho cơ thể, bạn nên đi khám bác sĩ tim mạch.

Khi huyết áp của bạn không phù hợp với quy luật biến đổi thông thường nói trên, chẳng hạn như cao hơn vào buổi sáng hoặc buổi tối, rất có thể bạn có một số vấn đề về sức khỏe. Những bệnh liên quan đến huyết áp bất thường bao gồm: Bệnh tim mạch; Vấn đề về hệ thần kinh; Bệnh đái tháo đường; Bệnh thận; Ngưng thở khi ngủ; Các vấn đề về tuyến giáp.

Lưu ý là huyết áp có thể bất thường khi có các yếu tố nguy cơ như bị stress, hút Thu*c, làm việc ca đêm, đang phải lo lắng về một vấn đề nào đó trong cuộc sống hoặc trong công việc..., hoặc do Thu*c huyết áp không tác dụng kéo dài trong 24 giờ.

Những điều cần biết khi đo huyết ápNên đi khám bác sĩ tim mạch khi mức dao động huyết áp ảnh hưởng tới sức khỏe.             Ảnh: TM

Khi nào cần theo dõi huyết áp tại nhà?

Sau khi biết quy luật thông thường của dao động huyết áp, bạn nên theo dõi chặt chẽ huyết áp của mình trong ngày để phát hiện sự bất thường nếu có. Cách tốt nhất là theo dõi huyết áp tại nhà. Để theo dõi huyết áp, bạn nên đo vào các thời điểm khác nhau trong ngày, khoảng 5-6 lần mỗi ngày. Khi đã rõ được huyết áp của bạn hoạt động như thế nào và biết được chỉ số huyết áp của mình, bạn có thể bắt đầu theo dõi huyết áp một hoặc hai lần một ngày. Nếu đã được chẩn đoán bị tăng huyết áp, hãy luôn đo huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngoại trừ đo những lúc cảm thấy khó chịu hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Thông thường, nên đo huyết áp vào buổi sáng, trước khi bạn ăn bữa sáng và uống cà phê và đo thêm một lần nữa trước khi đi ngủ.

Khi nào cần kiểm tra huyết áp nếu bạn đang dùng Thu*c?

Thông thường các loại Thu*c sẽ có tác động nhất định tới mức huyết áp của bạn. Vì vậy nếu bạn đang dùng Thu*c, thời gian tốt nhất để đo huyết áp là ngay trước khi uống Thu*c. Lúc đó bạn sẽ nhận được kết quả huyết áp thực chất. Ngoài ra, nếu dùng Thu*c hạ áp, bạn cũng có thể thấy được hiệu quả của Thu*c như thế nào.

Có nên kiểm tra huyết áp khi bạn có các triệu chứng?

Ngoài thời điểm kiểm tra huyết áp hàng ngày (sáng, tối), trên thực tế bạn có thể gặp phải các triệu chứng bất thường. Đây là thời điểm cần kiểm tra huyết áp của bạn xem nó ở mức nào. Nếu các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn cần đi bệnh viện hoặc xin tư vấn bác sĩ điều trị ngay lập tức.

Các triệu chứng phổ biến của huyết áp cao bao gồm: Đau đầu; mệt mỏi; có vấn đề về thị lực; tức ngực; khó thở; nhịp tim không đều; có cảm giác về nhịp đập mạnh ở ngực, cổ hoặc tai;...

Mẹo theo dõi huyết áp tại nhà

Dưới đây là một số lưu ý khi tự mình theo dõi huyết áp tại nhà:

Tránh tập luyện khi muốn đo huyết áp, ít nhất 30 phút trước khi tập.

Nên ngồi yên tĩnh ít nhất 5 phút trước khi bắt đầu đo huyết áp. Ngồi trong vị trí và tư thế thoải mái là rất quan trọng. Đừng nói chuyện trong khi đo huyết áp.

Tránh thực phẩm, Thu*c lá, rượu và cà phê trước khi đo huyết áp, ít nhất là trước 30 phút, vì tất cả những thứ này đều có thể ảnh hưởng tới huyết áp bình thường.

Đừng quên đi vệ sinh trước, vì bàng quang đầy cũng có thể làm tăng huyết áp.

Cẩn thận không để ống tay áo bó chặt quanh cánh tay vì có thể cho kết quả sai. Tốt nhất nếu là mùa đông, vẫn nên rút tay ra khỏi tay áo để đo cho chính xác.

Định vị cánh tay đo: Đảm bảo đặt tay lên thành ghế, bàn trong khi đo huyết áp. Nâng cánh tay ngang vị trí tim.

Luôn đo huyết áp trên cùng một cánh tay.

Đo lặp lại vài lượt. Đợi khoảng 3 phút giữa các lượt đo và kiểm tra độ chính xác của lần đo đầu tiên.

BS. Nguyễn Thị Thu Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-do-huyet-ap-n174378.html)
Từ khóa: đo huyết áp

Tin cùng nội dung

  • Tăng huyết áp là một chứng bệnh thường gặp tại cộng đồng, ngoài những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... ảnh hưởng đến công tác và lao động, nghiêm trọng hơn, nếu không được kiểm soát và điều trị tốt, tăng huyết áp dễ gây tai biến mạch máu não để lại di chứng liệt và tàn phế, thậm chí gây Tu vong.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY