Mang thai là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của phụ nữ sau khi lập gia đình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc mang thai có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi về sức khỏe cho người mẹ hoặc thai nhi, và điều đó hoàn toàn có thể tiên liệu trước nếu như người phụ nữ được tư vấn bởi một bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định mang thai. Khi không có điều kiện để được tư vấn trực tiếp, những kiến thức sau đây có thể là cần thiết cho một phụ nữ trước khi mang thai.
Hút Thu*c lá: Phụ nữ nghiện Thu*c lá trước khi quyết định mang thai cần nhận biết đầy đủ những tác hại của Thu*c lá đối với sức khỏe của bản thân và thai nhi. Tốt nhất là nên cố gắng bỏ Thu*c lá một thời gian trước khi bắt đầu mang thai.
Uống rượu: Các loại rượu, bia hay các thức uống có cồn nói chung đều không tốt cho cả người mẹ và thai nhi, đặc biệt là nồng độ rượu trong máu tăng cao trong thời gian mang thai có thể dẫn đến “hội chứng thai rượu”, với hậu quả là đứa trẻ sinh ra mang nhiều dị tật và phát triển không bình thường.
Chế độ dinh dưỡng: Người phụ nữ cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để đảm bảo sức khỏe tốt trước khi bắt đầu mang thai. Đặc biệt chế độ ăn giàu acid folic (có trong nhiều loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc...) hoặc bổ sung acid folic (400μg/ngày) trước khi có thai và kéo dài trong suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp giảm mạnh nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.
Trước thời gian mang thai nên tránh các thức ăn dễ gây nhiễm bệnh như thức ăn không tiệt trùng, thức ăn lạnh, thịt nấu chưa chín nhừ... Tất cả các loại rau và trái cây đều phải được rửa sạch trước khi ăn.
Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.
Kiểm tra các bệnh thiếu máu Địa Trung Hải, thiếu máu hồng cầu liềm và thiếu máu hồng cầu hình cầu. Nếu mắc phải các bệnh này, người phụ nữ cần nhận thức đầy đủ về nguy cơ di truyền cho đứa trẻ trước khi quyết định mang thai.
Kiểm tra kháng thể bệnh rubella (rubeon) trước khi có thai lần đầu tiên. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, do đó nếu chưa có kháng thể chống lại bệnh này thì nhất thiết phải được tiêm phòng vaccin trước khi có thai. Chỉ nên có thai sau khi đã tiêm vaccin phòng bệnh rubella ít nhất là một tháng.
Kiểm tra huyết áp: Phụ nữ cao huyết áp vẫn có thể mang thai, với điều kiện phải được theo dõi và điều trị thích hợp để đảm bảo kiểm soát được huyết áp. Methyldopa và một số Thu*c chẹn beta như propranolol được xem là an toàn và hiệu quả trong thời gian mang thai.
Kiểm tra bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi. Nguy cơ Tu vong trước sinh có thể đến 10%, ngay cả khi kiểm soát tốt lượng đường máu. Nguy cơ dị dạng bẩm sinh có thể xảy ra, nhưng tỷ lệ này được giảm bớt nếu có thể kiểm soát tốt được đường máu trước và trong thời gian mang thai. Mức độ Hb glycosyl hóa phải được kiểm tra trước khi ngừng biện pháp ngừa thai. Người phụ nữ cần nhận thức đầy đủ về các nguy cơ nói trên trước khi quyết định mang thai.
Bệnh động kinh: Phụ nữ mắc bệnh động kinh sinh con ra sẽ có nguy cơ có dị tật bẩm sinh cao gấp 2 lần so với bình thường. Tất cả các Thu*c chống co giật (điều trị bệnh động kinh) đều làm tăng tỷ lệ quái thai với những mức độ khác nhau. Người phụ nữ cần nhận thức đầy đủ về các nguy cơ trên trước khi quyết định mang thai.
Các biện pháp ngừa thai: Phụ nữ sử dụng các biện pháp ngừa thai như viên uống Tr*nh th*i hỗn hợp hoặc dụng cụ Tr*nh th*i đặt trong tử cung cần phải ngừng các biện pháp này và Tr*nh th*i tự nhiên một thời gian trước khi mang thai.
Phụ nữ đã từng bị sẩy thai cần được kiểm tra để tìm những bất thường ở cổ tử cung hoặc bất thường về nhiễm sắc thể.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dịch covid dự kiến khỏi bệnh mắc mới mang thai nâng cấp sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới