U tuyến yên là sự phát triển bất thường của khối u tại tuyến yên. Một số khối u tuyến yên có thể sẽ dẫn đến việc sản xuất ra quá nhiều hormone kiểm soát các hoạt động chức năng của cơ thể nhưng ngược lại, một số khối u lại khiến tuyến yên sản xuất ra quá ít hormone dẫn đến cơ thể không đủ lượng hormone cần thiết.
Đa số các khối
u tuyến yên đều là khối u lành tính (không ung thư, hay còn gọi là u tuyến). U tuyến vẫn sẽ tồn tại hoặc phát triển ở tuyến yên của bạn hoặc các mô xung quanh nhưng sẽ không lan sang các phần khác của cơ thể.Có rất nhiều lựa chọn trong việc điều trị
u tuyến yên, bao gồm việc loại bỏ khối u, kiểm soát sự phát triển của khối u và kiểm soát lượng hormone trong cơ thể bằng việc dùng Thu*c. Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên chờ và theo dõi khối u (wait and see approach), và chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết.
Triệu chứng của u tuyến yênKhông phải tất cả các khối
u tuyến yên đều gây ra triệu chứng. Các khối
u tuyến yên tiết hormone (còn gọi là khối u hoạt động – functioning) có thể gây ra rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào tác động của loại hormone mà khối
u tuyến yên sản xuất ra. Dấu hiệu của khối
u tuyến yên không tiết ra hormone (còn gọi là khối u không hoạt động – nonfunctioning) có liên quan đến sự phát triển của khối u và những áp lực mà khối u này tạo ra với các phần não điều khiển các cấu trúc khác của cơ thể, chẳng hạn như mắt.Khối
u tuyến yên lớn có kích thước khoảng từ 1cm trở lên, được gọi là macroadenomas (u tuyến lớn). Khối u nhỏ hơn được gọi là microadenomas (u tuyến nhỏ). Vì kích thước lớn của mình mà các khối
u tuyến yên lớn thường sẽ gây tăng áp lực lên tuyến yên và các cấu trúc khác ở gần đó và gây nên các triệu chứng rõ rệt hơn.Dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến việc tăng áp lực do khối
u tuyến yên gây nên bao gồm:Khối u tăng hoạt động (overfunctioning) có thể gây ra tình trạng sản xuất ra quá nhiều 1 hoặc nhiều loại hormone của tuyến yên. Loại hormone nào do khối u tăng hoạt động sản xuất ra sẽ gây ra những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng, chẳng hạn như cơ thể có thể tăng tiết sữa ở núm vú nếu khối
u tuyến yên gây tăng tiết hormone prolactin. Đôi khi có thể có tình trạng phối hợp nhiều dấu hiệu và triệu chứng của các hormone khác nhau do khối
u tuyến yên gây tăng tiết nhiều loại cùng 1 lúc.
Thiếu hormoneKhối u lớn có thể làm tuyến yên suy giảm hoặc mất chức năng sản xuất hormone, gây ra tình trạng thiếu hormone. Dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này bao gồm:
Khối u gây tăng tiết hormone vỏ tuyến thượng thận ACTHKhối u tăng tiết ACTH sẽ sản xuất ra nhiều hơn hormone vỏ thượng thận ACTH. Đây là hormone sẽ kích thích tuyến thượng thận sản xuất ra hormone cortisol. Hội chứng Cushing chính là hậu quả của việc tuyến thượng thận giải phóng ra quá nhiều cortisol. Các dấu hiệu và triệu chứng chính của hội chứng Cushing bao gồm:
Khối u gây tăng tiết hormone tăng trưởngNhững khối u dạng này sẽ khiến cơ thể sản xuất ra quá nhiều hormone tăng trưởng (GH), và có thể gây ra các triệu chứng như:
Khối u gây tiết hormone prolactinSản xuất ra quá nhiều prolactin do khối
u tuyến yên có thể dẫn đến tình trạng giảm lượng hormone Sinh d*c (estrogen ở nữ và testosterone ở nam). Quá nhiều prolactin trong máu sẽ ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới theo nhiều cách khác nhau.Với phụ nữ, khối u tiết prolactin có thể gây ra:Với nam giới, khối u tiết prolactin có thể gây ra tình trạng thiểu năng Sinh d*c nam. Dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Khối u gây tiết hormone tuyến giápKhi khối u tại tuyến yên gây ra việc sản xuất quá nhiều hormone kích thích tuyến giáp, thì tuyến giáp của bạn sẽ sản xuất ra quá nhiều thyroxine. Khối u tại tuyến yên là một nguyên nhân hiếm gặp của bệnh cường giáp. Cường giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể, gây ra:
Khi nào cần đến gặp bác sỹ?Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng có liên quan đến khối
u tuyến yên, hãy đến gặp bác sỹ ngay. Khối
u tuyến yên thường có thể điều trị được và sẽ giúp đưa lượng hormone trong cơ thể trở về mức bình thường, làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh.Nếu gia đình bạn có tiền sử đa u tuyến nội tiết typ 1 (multiple endocrine neoplasia – MEN I), hãy trao đổi với bác sỹ về việc tiến hành xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm khối
u tuyến yên.
Nguyên nhânNguyên nhân khiến các tế bào phát triển không kiểm soát được tại tuyến yên và tạo ra khối u hiện vẫn chưa được biết rõ. Tuyến yên là một tuyến nhỏ, hình hạt đậu, nằm ở nền não, khoảng phía sau mũi và giữa 2 tai. Mặc dù có kích thước nhỏ như vậy, nhưng tuyến yên lại có thể tác động đến gần như tất cả mọi phần của cơ thể. Các hormone do tuyến yên sản xuất ra sẽ giúp điều chỉnh rất nhiều hoạt động chức năng của cơ thể, ví dụ như quá trình phát triển, điều hòa huyết áp và chức năng sinh sản.Có một số lượng nhỏ các trường hợp có khối
u tuyến yên là do di truyền, nhưng đa số các trường hợp
u tuyến yên đều không có yếu tố liên quan đến di truyền. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn nghi ngờ việc biến đổi gen sẽ đóng một vai trò nhất định trong việc phát triển khối
u tuyến yên.
Các yếu tố nguy cơNhững người có tiền sử gia đình mắc phải một số tình trạng bệnh nhất định, ví dụ như đa u tuyến nội tiết typ 1 sẽ có nguy cơ có khối
u tuyến yên cao hơn. Trong bệnh đa u tuyến nội tiết typ 1, rất nhiều khối u sẽ xuất hiện tại nhiều tuyến của hệ nội tiết. Hiện tại, xét nghiệm di truyền đã có thể phát hiện được rối loạn này.
Biến chứngKhối
u tuyến yên thường sẽ không ác tính hoặc lan rộng sang các phần khác của cơ thể. Tuy nhiên, do tuyến yên có vị trí nằm giữa nền não và có chức năng đặc biệt quan trọng trong sản xuất hormone điều hòa rất nhiều hoạt động của cơ thể, nên khối
u tuyến yên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, và có thể gây ra:
Giảm thị lực: Khối
u tuyến yên có thể gây tăng áp lực lên các dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực hoặc mất thị lực ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.
Thiếu hormone vĩnh viễn: Sự có mặt của khối
u tuyến yên hoặc việc phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến việc sản xuất ra hormone, và có thể sẽ khiến bạn cần phải sử dụng các loại Thu*c thay thế hormone suốt đời.Một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm của khối
u tuyến yên là
ngập máu tuyến yên. Đây là tình trạng khối u bỗng nhiên xuất huyết, chảy máu. Bạn sẽ nhận thấy mình có một cơn đau đầu đau nhất từ trước đến giờ. Ngập má
u tuyến yên là một tình trạng cấp cứu có tể đe dọa đến tính mạng, cần phải được điều trị bằng corticosteroid và có thể là cả phẫu thuật.
Chẩn đoán khối u tuyến yênKhối
u tuyến yên thường không được chẩn đoán sớm do triệu chứng rất giống với nhiều tình trạng bệnh khác. Một số khối
u tuyến yên được phát hiện là do xét nghiệm hoặc khám các tình trạng bệnh lý khác.Để chẩn đoán khối
u tuyến yên, bác sỹ có thể sẽ xem xét kỹ lưỡng tiền sử bệnh tật của bạn, thăm khám lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm như:Ngoài ra, bác sỹ chuyên khoa về nội tiết sẽ khám và tiến hành thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán tình trạng khối
u tuyến yên và phương pháp điều trị cho bạn.
Điều trịĐiều trị khối
u tuyến yên sẽ phụ thuộc vào loại khối u, kích thước khối u và sự phát triển của khối u trong não. Tuổi và tình trạng sức khỏe chung của bạn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị.Các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị và dùng Thu*c, có thể là đơn thuần hoặc phối hợp các biện pháp để điều trị khối
u tuyến yên và đưa việc sản xuất hormone về mức bình thường.
Phẫu thuậtPhẫu thuật cắt bỏ khối
u tuyến yên thường sẽ cần thiết trong trường hợp khối u gây tăng áp lực lên các dây thần kinh thị giác hoặc nếu khối u gây tăng sản xuất một số loại hormone nhất định. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật phụ thuộc vào loại khối u, vị trí khối u, kích thước khối u và liệu khối u đã xâm lấn sang các mô bên cạnh hay chưa.Có 2 kỹ thuật phẫu thuật chính trong điều trị khối
u tuyến yên, bao gồm:
Xạ trịXạ trị sẽ sử dụng tia X quang năng lượng cao để tiêu diệt khối u. Xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật hoặc nếu bạn không phù hợp để phẫu thuật. Xạ trị có thể sẽ có ích nếu khối u tồn tại lâu dài hoặc khối u phát triển trở lại sau khi phẫu thuật, gây ra các triệu chứng không đáp ứng với điều trị bằng Thu*c.Các phương pháp xạ trị bao gồm:Xạ trị thường sẽ không có hiệu quả ngay lập tức mà có thể mất tới hàng tháng hoặc hàng năm mới có thể có hiệu quả hoàn toàn được. Một chuyên gia về ung thư sẽ lượng giá tình trạng của bạn và trao đổi về lợi ích cũng như nguy cơ của từng loại lựa chọn điều trị.
Dùng Thu*cĐiều trị bằng Thu*c có thể giúp ngăn chặn việc tiết ra quá nhiều hormone và đôi khi có thể sẽ làm giảm kích thước một số loại khối
u tuyến yênKhối u tiết prolactin: Thu*c cabergoline và bromocriptine (Parlodel) có thể sẽ làm giảm tình trạng tiết prolactin và thường sẽ giúp giảm kích thước khối u. Các phản ứng phụ có thể bao gồm chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, lú lẫn và trầm cảm. Một số người còn xuất hiện các hành vi bị điều khiển, cưỡng chế, ví dụ như chơi cơ bạc, trong khi sử dụng các Thu*c này.
Khối u tiết hormone tăng trưởng: có 2 loại Thu*c phù hợp để điều trị loại khối
u tuyến yên này và đặc biệt hữu ích nếu phẫu thuật không thành công trong việc đưa việc tiết hormone về mức bình thường.
Thay thế hormone tuyến yênNếu khối
u tuyến yên hoặc việc phẫu thuật khối u làm giảm sự sản xuất hormone, thì bạn sẽ cần phải được điều trị bằng iệu pháp thay thế hormone để duy trì lượng hormone bình thường trong cơ thể. Một số người đã xạ trị cũng sẽ cần phải sử dụng Thu*c thay thế hormone.Việc điều trị thay thế hormone sẽ phải sử dụng suốt đời và dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bác sỹ chuyên khoa nội tiết.
Theo dõiĐiều trị theo dõi có thể sẽ là một lựa chọn nếu khối u không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng gì. Trong phương pháp này, bạn sẽ cần được theo dõi chặt chẽ bằng các xét nghiệm thường xuyên để xác định sự phát triển của khối u.Rất nhiều người có khối
u tuyến yên có thể hoạt động bình thường mà không cần điều trị, nếu khối u không gây ra vấn đề gì. Nếu bạn là một người trẻ, thì việc theo dõi có thể là một lựa chọn miễn là bạn chấp nhận khả năng khối u có thể sẽ thay đổi hoặc phát triển hơn trong suốt quá trình theo dõi, và sẽ cần phải được điều trị ngay khi cần thiết. Bạn và bác sỹ sẽ là người cân nhắc đến các lợi ích và nguy cơ của việc điều trị, so với việc để các triệu chứng tiếp tục phát triển.
Ths. Bs Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam